Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18294-can-phan-biet-ro-tam-linh-va-dao-hieu-398960/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201202/18294-can-phan-biet-ro-tam-linh-va-dao-hieu-398960/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần phân biệt rõ tâm linh và đạo hiếu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 12/02/2012, 09:00 [GMT+7]
18294

Cần phân biệt rõ tâm linh và đạo hiếu

Đã được bàn luận nhiều về chuyện tâm linh, về việc cúng đơm và sự mê tín. Lâu nay, nhiều địa phương, nhiều gia đình đã thực hiện tốt những nét đẹp mang tính nhân văn, màu sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta, phù hợp với văn hóa các quy chế dân chủ ở địa bàn cư trú ban hành.
 
Nhưng rồi, có số ít trong chúng ta nhận thức lệch đi, không phân biệt được, cứ theo “phong trào” và tưởng như thế là mình có tâm linh và “đạo hiếu” với thần thánh…

Trước hết nói đến việc đi cúng lễ đền chùa.

Một cụ ông xóm bên tâm sự cùng tôi chuyện này: Trước đây thì chưa, sao vài năm lại nay ba chị em (con dâu và con gái cụ) cùng mấy bà hàng xóm tuổi trung niên thấy rất năng đi tế lễ đền chùa. Cứ lâu lâu ba chị em lại mua sắm nào là tiền giấy, quần áo, giấy, đồ vàng mã, thôi thì đủ thứ và một túi hoa quả kèm theo.
 
Lần sau cụ “kiểm tra”, hỏi: Ba đứa mua đồ về thắp hương nhà thờ tổ à? Bởi họ tộc của cụ vừa mới khánh thành nhà thờ sau hơn một năm tổ chức quyên góp và thi công. Khi các chị thưa chuyện sắm đồ đi lễ đền… thì cụ nóng lên quát ngay: Đã mấy bận nhắc rồi, nhưng suốt hơn một năm nay không thấy lấy một lần các con về thắp nén hương sau khi nhà thờ làm xong; các con nói do còn bận công việc bố cũng đành chịu, nhưng chúng nó lại làm chuyện trái khoáy này tôi rất bực và buồn thật sự. Bên cạnh đó thì việc đáng làm lại “quên nghĩ”!

Suốt trên 40 năm trong quân ngũ, đặc biệt là những năm trong chiến tranh chỉ có một điều mơ nếu còn sống, được trở về, việc thứ nhất là sẽ đến thăm nom mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ đang yên nghỉ để thắp nén hương dâng lòng thành kính là toại nguyện.
 
Giờ đây trong họ tộc lại làm được cái nhà thờ, mừng lắm. Trước hết là có chỗ để cho con cháu về gặp nhau, thắp nén nhang trong các dịp giỗ Tết hàng năm và biết được nơi ấy là gốc gác, cội nguồn nơi sinh thành ra mình... sao con cháu nó nghe đàn, theo đúm làm cái điều chẳng đâu vào đâu, lại được học hành đến nơi đến chốn mà không phân biệt được tâm linh nghĩa hiếu là đâu! Cứ mỗi lần đi lễ xa cũng mất gần vài triệu, gần trong Hà Tĩnh cũng tốn kém vài ba trăm (cụ thở dài).
 
Nghe cụ kể tôi nhớ tới câu quê Nghệ mình hay nhắc: “Mả cha không khóc đi khóc tổ mối”; “Mồ cha xa hơn lều chợ, kẻ chợ gần hơn tổ tiên”. Người đời đã chỉ trích những ai vì cái mất được mà quên nghĩa hiếu...

Để nói lên những chuyện xung quanh vấn đề lễ hội, chúng tôi cũng mong được góp ý kiến: Để phục chế những gì mang ý thức cho con người Việt Nam ta, giữ nét đẹp tâm linh văn hoá cho dân tộc mình là điều cần.
 
Nhưng rồi từ cái “trở về” đó thì có nhiều nét văn hoá đưa ra thấy thật rườm rà, không cần thiết, mất công, tốn của, hư hao sức khoẻ, mất an ninh, có đợt đi lễ hội do thiếu cảnh giác đã để xảy ra mất cắp, có chuyện gây thương tâm trong an toàn giao thông, cái lệch lạc thiếu văn hoá không được ngăn cấm, nhiều gia đình có cuộc sống khá giả hơn đã “vung tiền thật” để tỏ lòng “hiếu đạo”, “hiếu nghĩa” với thần thánh gây mất cảnh quan, mất vệ sinh và xung quanh những chi tiết khi không hiểu thấu đáo, phân tích được đúng sai thì điều mê tín dị đoan lại được dịp trỗi dậy...

Cấp trên và các ngành văn hoá, giáo dục cũng phải để tâm, để công sửa lại cho tốt hơn việc này, nhất là trong mùa lễ hội hàng năm.

Kỳ Biên
.