Trong nước
Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội
Đi thẳng vào những vấn đề 'nóng' được dư luận quan tâm
10:06, 31/05/2019 (GMT+7)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 30-5-2019 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đại biểu Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.
Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Buổi chiều, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về việc đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019. Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới giáo dục - đào tạo, xoay quanh một số nội dung chính như: gian lận thi cử, nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề đạo đức nhà giáo, mối quan hệ giữa thầy - trò trong nhà trường… Trong quá trình thảo luận đã có 52 đại biểu phát biểu ý kiến, 4 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; tình hình những tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Nhìn về bức tranh kinh tế, ngân sách năm 2018, các đại biểu cho rằng đây là bức tranh đẹp, toàn diện. 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch; tổng thu ngân sách vượt dự toán, Trung ương vượt thu sau 3 năm liên tiếp hụt thu; bội chi được kiểm soát, nợ công trong giới hạn cho phép. Đại biểu cũng cho rằng, Chính phủ đã thẳng thắn khi nhận định mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ; khu vực nông nghiệp tăng trưởng còn tiềm ẩn yếu tố thiếu bền vững; tính gia công trong sản xuất công nghiệp còn lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp bên ngoài; trình độ công nghệ sản xuất vẫn vào loại thấp so với thế giới và khu vực; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Khu vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018:
Các đại biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo và việc thực hiện linh hoạt, quyết liệt các biện pháp điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của đại biểu đã phân tích làm rõ thêm nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả đạt được năm 2018, nhất là những yếu tố tích cực có tính chất đột biến, dài hạn nhằm phục vụ tốt công tác điều hành những năm tiếp theo.
Một số ý kiến của đại biểu tập trung về những nội dung cụ thể như: công tác xây dựng thể chế; tình hình thu - chi ngân sách còn thiếu tính bền vững, phụ thuộc vào các nguồn thu ngắn hạn; việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc giải thể tăng cao; việc rà soát, loại bỏ thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải cách môi trường kinh doanh chưa thực chất; hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó có công tác tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia còn để xảy ra vi phạm nghiêm trọng; vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra nghiêm trọng, nhiều vụ án thương tâm, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội; tình hình, diễn biến của các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy với số lượng lớn ngày càng phức tạp; công tác quản lý, xử phạt đối với lái xe sử dụng rượu, bia quá mức cho phép, dương tính với ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông...
- Về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2019:
Các đại biểu thể hiện sự đồng tình với kết quả đạt được trong những tháng đầu năm; đồng thời, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung sau: vấn đề sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi tác động xấu đến ngành chăn nuôi; đề nghị Chính phủ đánh giá và báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện, tác động đối với CPI và các mặt kinh tế, xã hội; tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; việc thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia còn nhiều vướng mắc; về hoạt động “tín dụng đen”; việc chậm cải thiện quá trình cơ cấu lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc chậm giải ngân một số dự án giao thông quan trọng quốc gia và tiến độ xử lý các vướng mắc liên quan đến các dự án BOT; giải pháp xử lý dứt điểm gian lận trong thi cử, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo và bạo lực học đường; về việc chậm triển khai công tác xây dựng pháp luật; về diễn biến phức tạp của nhiều vụ giết người man rợ và buôn bán ma túy số lượng lớn...
- Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:
Nhiều ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với các nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo của Chính phủ, bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cần quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau: hoàn thiện thể chế, sớm ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã được Quốc hội thông qua; giảm bớt thủ tục hành chính, xử lý nghiêm các sai phạm trong tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư, xây dựng và giao thông; khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong đầu tư xây dựng các dự án quan trọng quốc gia; tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các công trình trọng điểm quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp đối với vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác tổ chức thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018, tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt kỳ thi Trung học Phổ thông năm 2019; xử lý nghiêm các trường hợp lái xe sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các hành vi quấy rối tình dục, xâm phạm trẻ em; triệt phá các nhóm tội phạm về ma túy quy mô lớn; giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp nhằm thu hút dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao…
Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, sáng 31-5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham gia thảo luận và làm rõ một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực của bộ, ngành.
- Về phần giải trình của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: An ninh điện là cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế
Khẳng định kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, 3 năm qua, CPI luôn được giữ ở mước dưới 4%, được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá như một điểm sáng trong bức tranh về điều hành kinh tế vĩ mô. Theo Phó Thủ tướng, chỉ số CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so tháng 4/2019, bình quân 5 tháng, chỉ số CPI là tăng 2,74% so với năm 2018. Đây là mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Đồng tình chia sẻ với ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, để kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát trong khoảng từ 3,3-3,9%, Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra và Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,8%.
Bên cạnh đó, Chính phủ chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường và giá để có giải pháp bình ổn, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu và khó lường như giá điện, xăng dầu, gas và một số mặt hàng đang có nhu cầu cao như vật liệu xây dựng. Tiếp tục đánh giá tác động gián tiếp của điều chỉnh giá điện; tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới và có sử dụng công cụ bình ổn giá là quỹ bình ổn để đảm bảo bình ổn theo mục tiêu.
Đồng thời, Chính phủ tăng cường công tác dự báo và tính toán điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu vào những thời điểm phù hợp và với liều lượng, mức độ phù hợp theo mục tiêu chung. Phó Thủ tướng đồng tình với các đại biểu về việc phải công khai, minh bạch các chi phí đầu vào và tạo được niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Về vấn đề giá điện và giá xăng dầu, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đã có báo cáo chi tiết gửi Quốc hội. Nhấn mạnh, điện là vật tư chiến lược và an ninh lương thực, an ninh điện là cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết, để tăng 1% GDP, ít nhất phải tăng 1,5% sản lượng điện. Trong 3 năm qua mức tăng sản lượng điện bình quân là 10,15% và năm 2019, trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6,8% thì điện ít nhất phải tăng 11,23% sản lượng. Vì vậy, điều hành giá điện phải đạt 2 mục tiêu: kiểm soát được lạm phát và có giá hợp lý để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành điện.
Phó Thủ tướng nêu rõ, theo quy định của Luật Điện lực, Luật Giá, điện là mặt hàng điều tiết theo thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước; khung giá, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Việc điều chỉnh giá điện trên cơ sở rà soát cơ cấu và tổng nguồn điện, kể cả thủy điện, điện than, điện dầu, tuốc-bin khí, điện gió, điện mặt trời thì tổng đầu vào dự kiến tăng lên khoảng 20.032 tỷ đồng, trong đó có điều chỉnh giá than cho điện vào 2 đợt (đợt 1 từ ngày 05-01-2019 và đợt 2 là ngày 20-3-2019) với 5.412 tỷ đồng (chi phí đầu vào của than cũng tăng khi độ âm khai thác âm 300m so với mặt nước biển).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lý giải vì sao chọn tháng 3 để tăng giá điện là vì CPI thường giảm sau khi đã tăng mạnh trong tháng 1 và 2. Thực tế có 10 lần điều chỉnh giá điện thì 4 lần lựa chọn vào tháng 3. Nếu điều chỉnh muộn hơn, vào giữa năm hoặc tháng 7 thì tỷ lệ điều chỉnh phải cao hơn để bù đắp các khoản trên.
Về biểu giá điện và cách tính giá điện, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam và thế giới hay có cách tính giá điện theo biểu giá bậc thang. Còn về nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao trong tháng 4-2019, các đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội Người tiêu dùng và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sơ bộ đánh giá, do việc điều chỉnh giá điện tăng, số ngày ghi công tơ tháng 4 nhiều hơn tháng 3 là 3 ngày, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thời tiết nắng nóng bất thường làm tổng điện năng thương phẩm trong tháng 4 tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2018 và 14,23% so với tháng 3-2019.
“Qua kiểm tra sơ bộ của đoàn liên ngành trên thì cách tính và thu tiền điện của EVN chưa phát hiện sai phạm gì”, Phó Thủ tướng cho biết; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Điều hành giá luôn chỉ đạo ngành điện, EVN công khai, minh bạch chi phí đầu vào, tăng cường năng lực quản trị, tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng. Năm 2018 hao hụt điện năng giảm còn 6,83%. Chính phủ còn chỉ đạo EVN tiết giảm 7% chi phí thường xuyên hàng năm; tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý mở rộng phạm vi thị trường bán buôn điện, rà soát, thiết kế thị trường bán lẻ điện phù hợp với điều kiện Việt Nam, thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2021.
Trên cơ sở đề xuất của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã giao EVN sớm trình Chính phủ sửa biểu giá điện hợp lý hơn, bảo vệ người có thu nhập thấp và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân, bảo đảm hài hòa lợi ích các hộ tiêu dùng điện; làm tốt hơn công tác cung cấp thông tin, truyền thông, bảo đảm niềm tin của nhân dân với điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay.
- Về phần giải trình của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Khó khăn nhất là sắp xếp số cán bộ dôi dư
Giải đáp những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả), Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TW và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 653 /2019/UBTVQH14. Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP để quy định một số nội dung kế hoạch về sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ Nội vụ ban hành văn bản để hướng dẫn mẫu hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đến nay, cơ bản các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã đầy đủ.
Mục tiêu của sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là nhằm tổ chức hợp lý lại các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước, đơn vị hành chính và bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách tiền lương mới vào năm 2021.
Quan điểm của việc sắp xếp là phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và thực hiện từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có trọng tâm, trọng điểm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Những nơi đã rõ, thuận lợi làm trước và không phải sắp xếp bằng mọi giá các đơn vị hành chính mà không đảm bảo yếu tố thuận lợi và gây xáo trộn lớn, làm mất ổn định về chính trị - xã hội.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, năm 2019 vừa rà soát các quy định pháp luật có liên quan, vừa thực hiện cơ bản việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo tiêu chí của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Ngoài ra, khuyến khích các địa phương tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính khác chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định và đến năm 2021 sẽ tiến hành tổng kết việc sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021, xây dựng kế hoạch, lộ trình để tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn đến năm 2020 và 2030. Để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, tọa đàm triển khai.
Bộ trưởng cho biết, lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện trong giai đoạn 2019-2020, tuy nhiên, để sớm ổn định cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã tổ chức Đại hội Đảng các cấp vào năm 2020, nhiệm kỳ 2020-2025, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch để sắp xếp, cơ bản hoàn thành trong năm 2019. Qua rà soát số liệu báo cáo của các địa phương, trong đợt này chỉ sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 631 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về diện tích và quy mô dân số. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin thêm, sau khi sắp xếp, số đơn vị hành chính của Cao Bằng đã giảm 3/13 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4/199 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Hòa Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 59 đơn vị hành chính cấp xã. Hà Tĩnh giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã và Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã. Đây là những đơn vị, địa phương có nhiều đơn vị sắp xếp mà đề án cơ bản đến nay chuẩn bị tốt.
Đề cập về giải pháp để thực hiện tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Bộ thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành Trung ương như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Tổng cục Thống kê và các địa phương để rà soát, xây dựng các phương án cụ thể nhằm giúp các địa phương tổ chức tốt đề án. Đến nay, theo phản ánh của các địa phương, vấn đề khó khăn, vướng mắc nhất trong việc sắp xếp và tổ chức các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là số lượng lớn cán bộ, công chức dôi dư, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 và Nghị quyết số 32/NQ-CP đã đề ra một số giải pháp để giải quyết việc cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa thật sự hấp dẫn để giải quyết chế độ. Do đó, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để ban hành một số chính sách giải quyết theo nhu cầu thực tiễn của địa phương đã được sắp xếp.
Mặt khác, để đảm bảo cho việc sắp xếp đồng bộ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sắp tới, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Mặt trận tổ quốc cần có hướng dẫn trong việc tổ chức sắp xếp các đơn vị tương ứng cho phù hợp với đề án sắp xếp chung cấp huyện và cấp xã.
Giải trình thêm về việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội (về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt hiệu lực, hiệu quả) và Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành hai nghị định mới thay thế Nghị định 24/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Nghị định 37/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện). Việc sắp xếp này sẽ chia theo 4 nhóm, gồm: nhóm thứ nhất là số cơ quan thống nhất quản lý chung trong cả nước. Nhóm hai gồm nhóm tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp. Nhóm ba là nhóm thực hiện thí điểm theo tinh thần Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị. Nhóm thứ tư là nhóm đặc thù.
Về quy định khung biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa để thành lập các tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, sẽ giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận số 34-KL/TW. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, đây là vấn đề mới, phức tạp trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện thời gian tới, được xã hội rất quan tâm, do đó, lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan Trung ương và địa phương./.
Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Buổi chiều, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về việc đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019. Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới giáo dục - đào tạo, xoay quanh một số nội dung chính như: gian lận thi cử, nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề đạo đức nhà giáo, mối quan hệ giữa thầy - trò trong nhà trường… Trong quá trình thảo luận đã có 52 đại biểu phát biểu ý kiến, 4 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; tình hình những tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Quang cảnh Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV ngày 30-5. Ảnh: TTXVN |
- Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018:
Các đại biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo và việc thực hiện linh hoạt, quyết liệt các biện pháp điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của đại biểu đã phân tích làm rõ thêm nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả đạt được năm 2018, nhất là những yếu tố tích cực có tính chất đột biến, dài hạn nhằm phục vụ tốt công tác điều hành những năm tiếp theo.
Một số ý kiến của đại biểu tập trung về những nội dung cụ thể như: công tác xây dựng thể chế; tình hình thu - chi ngân sách còn thiếu tính bền vững, phụ thuộc vào các nguồn thu ngắn hạn; việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc giải thể tăng cao; việc rà soát, loại bỏ thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải cách môi trường kinh doanh chưa thực chất; hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó có công tác tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia còn để xảy ra vi phạm nghiêm trọng; vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra nghiêm trọng, nhiều vụ án thương tâm, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội; tình hình, diễn biến của các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy với số lượng lớn ngày càng phức tạp; công tác quản lý, xử phạt đối với lái xe sử dụng rượu, bia quá mức cho phép, dương tính với ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông...
- Về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2019:
Các đại biểu thể hiện sự đồng tình với kết quả đạt được trong những tháng đầu năm; đồng thời, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung sau: vấn đề sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi tác động xấu đến ngành chăn nuôi; đề nghị Chính phủ đánh giá và báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện, tác động đối với CPI và các mặt kinh tế, xã hội; tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; việc thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia còn nhiều vướng mắc; về hoạt động “tín dụng đen”; việc chậm cải thiện quá trình cơ cấu lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc chậm giải ngân một số dự án giao thông quan trọng quốc gia và tiến độ xử lý các vướng mắc liên quan đến các dự án BOT; giải pháp xử lý dứt điểm gian lận trong thi cử, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo và bạo lực học đường; về việc chậm triển khai công tác xây dựng pháp luật; về diễn biến phức tạp của nhiều vụ giết người man rợ và buôn bán ma túy số lượng lớn...
- Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:
Nhiều ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với các nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo của Chính phủ, bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cần quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau: hoàn thiện thể chế, sớm ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã được Quốc hội thông qua; giảm bớt thủ tục hành chính, xử lý nghiêm các sai phạm trong tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư, xây dựng và giao thông; khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong đầu tư xây dựng các dự án quan trọng quốc gia; tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các công trình trọng điểm quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp đối với vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác tổ chức thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018, tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt kỳ thi Trung học Phổ thông năm 2019; xử lý nghiêm các trường hợp lái xe sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các hành vi quấy rối tình dục, xâm phạm trẻ em; triệt phá các nhóm tội phạm về ma túy quy mô lớn; giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp nhằm thu hút dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao…
Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, sáng 31-5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham gia thảo luận và làm rõ một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực của bộ, ngành.
- Về phần giải trình của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: An ninh điện là cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế
Khẳng định kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, 3 năm qua, CPI luôn được giữ ở mước dưới 4%, được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá như một điểm sáng trong bức tranh về điều hành kinh tế vĩ mô. Theo Phó Thủ tướng, chỉ số CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so tháng 4/2019, bình quân 5 tháng, chỉ số CPI là tăng 2,74% so với năm 2018. Đây là mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Đồng tình chia sẻ với ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, để kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát trong khoảng từ 3,3-3,9%, Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra và Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,8%.
Bên cạnh đó, Chính phủ chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường và giá để có giải pháp bình ổn, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu và khó lường như giá điện, xăng dầu, gas và một số mặt hàng đang có nhu cầu cao như vật liệu xây dựng. Tiếp tục đánh giá tác động gián tiếp của điều chỉnh giá điện; tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới và có sử dụng công cụ bình ổn giá là quỹ bình ổn để đảm bảo bình ổn theo mục tiêu.
Đồng thời, Chính phủ tăng cường công tác dự báo và tính toán điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu vào những thời điểm phù hợp và với liều lượng, mức độ phù hợp theo mục tiêu chung. Phó Thủ tướng đồng tình với các đại biểu về việc phải công khai, minh bạch các chi phí đầu vào và tạo được niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Về vấn đề giá điện và giá xăng dầu, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đã có báo cáo chi tiết gửi Quốc hội. Nhấn mạnh, điện là vật tư chiến lược và an ninh lương thực, an ninh điện là cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết, để tăng 1% GDP, ít nhất phải tăng 1,5% sản lượng điện. Trong 3 năm qua mức tăng sản lượng điện bình quân là 10,15% và năm 2019, trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6,8% thì điện ít nhất phải tăng 11,23% sản lượng. Vì vậy, điều hành giá điện phải đạt 2 mục tiêu: kiểm soát được lạm phát và có giá hợp lý để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành điện.
Phó Thủ tướng nêu rõ, theo quy định của Luật Điện lực, Luật Giá, điện là mặt hàng điều tiết theo thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước; khung giá, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Việc điều chỉnh giá điện trên cơ sở rà soát cơ cấu và tổng nguồn điện, kể cả thủy điện, điện than, điện dầu, tuốc-bin khí, điện gió, điện mặt trời thì tổng đầu vào dự kiến tăng lên khoảng 20.032 tỷ đồng, trong đó có điều chỉnh giá than cho điện vào 2 đợt (đợt 1 từ ngày 05-01-2019 và đợt 2 là ngày 20-3-2019) với 5.412 tỷ đồng (chi phí đầu vào của than cũng tăng khi độ âm khai thác âm 300m so với mặt nước biển).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lý giải vì sao chọn tháng 3 để tăng giá điện là vì CPI thường giảm sau khi đã tăng mạnh trong tháng 1 và 2. Thực tế có 10 lần điều chỉnh giá điện thì 4 lần lựa chọn vào tháng 3. Nếu điều chỉnh muộn hơn, vào giữa năm hoặc tháng 7 thì tỷ lệ điều chỉnh phải cao hơn để bù đắp các khoản trên.
Về biểu giá điện và cách tính giá điện, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam và thế giới hay có cách tính giá điện theo biểu giá bậc thang. Còn về nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao trong tháng 4-2019, các đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội Người tiêu dùng và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sơ bộ đánh giá, do việc điều chỉnh giá điện tăng, số ngày ghi công tơ tháng 4 nhiều hơn tháng 3 là 3 ngày, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thời tiết nắng nóng bất thường làm tổng điện năng thương phẩm trong tháng 4 tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2018 và 14,23% so với tháng 3-2019.
“Qua kiểm tra sơ bộ của đoàn liên ngành trên thì cách tính và thu tiền điện của EVN chưa phát hiện sai phạm gì”, Phó Thủ tướng cho biết; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Điều hành giá luôn chỉ đạo ngành điện, EVN công khai, minh bạch chi phí đầu vào, tăng cường năng lực quản trị, tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng. Năm 2018 hao hụt điện năng giảm còn 6,83%. Chính phủ còn chỉ đạo EVN tiết giảm 7% chi phí thường xuyên hàng năm; tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý mở rộng phạm vi thị trường bán buôn điện, rà soát, thiết kế thị trường bán lẻ điện phù hợp với điều kiện Việt Nam, thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2021.
Trên cơ sở đề xuất của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã giao EVN sớm trình Chính phủ sửa biểu giá điện hợp lý hơn, bảo vệ người có thu nhập thấp và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân, bảo đảm hài hòa lợi ích các hộ tiêu dùng điện; làm tốt hơn công tác cung cấp thông tin, truyền thông, bảo đảm niềm tin của nhân dân với điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay.
- Về phần giải trình của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Khó khăn nhất là sắp xếp số cán bộ dôi dư
Giải đáp những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả), Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TW và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 653 /2019/UBTVQH14. Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP để quy định một số nội dung kế hoạch về sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ Nội vụ ban hành văn bản để hướng dẫn mẫu hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đến nay, cơ bản các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã đầy đủ.
Mục tiêu của sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là nhằm tổ chức hợp lý lại các đơn vị cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước, đơn vị hành chính và bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách tiền lương mới vào năm 2021.
Quan điểm của việc sắp xếp là phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và thực hiện từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có trọng tâm, trọng điểm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Những nơi đã rõ, thuận lợi làm trước và không phải sắp xếp bằng mọi giá các đơn vị hành chính mà không đảm bảo yếu tố thuận lợi và gây xáo trộn lớn, làm mất ổn định về chính trị - xã hội.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, năm 2019 vừa rà soát các quy định pháp luật có liên quan, vừa thực hiện cơ bản việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo tiêu chí của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Ngoài ra, khuyến khích các địa phương tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính khác chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định và đến năm 2021 sẽ tiến hành tổng kết việc sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021, xây dựng kế hoạch, lộ trình để tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn đến năm 2020 và 2030. Để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, tọa đàm triển khai.
Bộ trưởng cho biết, lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện trong giai đoạn 2019-2020, tuy nhiên, để sớm ổn định cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã tổ chức Đại hội Đảng các cấp vào năm 2020, nhiệm kỳ 2020-2025, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch để sắp xếp, cơ bản hoàn thành trong năm 2019. Qua rà soát số liệu báo cáo của các địa phương, trong đợt này chỉ sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 631 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về diện tích và quy mô dân số. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin thêm, sau khi sắp xếp, số đơn vị hành chính của Cao Bằng đã giảm 3/13 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4/199 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Hòa Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 59 đơn vị hành chính cấp xã. Hà Tĩnh giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã và Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã. Đây là những đơn vị, địa phương có nhiều đơn vị sắp xếp mà đề án cơ bản đến nay chuẩn bị tốt.
Đề cập về giải pháp để thực hiện tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Bộ thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành Trung ương như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Tổng cục Thống kê và các địa phương để rà soát, xây dựng các phương án cụ thể nhằm giúp các địa phương tổ chức tốt đề án. Đến nay, theo phản ánh của các địa phương, vấn đề khó khăn, vướng mắc nhất trong việc sắp xếp và tổ chức các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là số lượng lớn cán bộ, công chức dôi dư, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 và Nghị quyết số 32/NQ-CP đã đề ra một số giải pháp để giải quyết việc cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa thật sự hấp dẫn để giải quyết chế độ. Do đó, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để ban hành một số chính sách giải quyết theo nhu cầu thực tiễn của địa phương đã được sắp xếp.
Mặt khác, để đảm bảo cho việc sắp xếp đồng bộ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sắp tới, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Mặt trận tổ quốc cần có hướng dẫn trong việc tổ chức sắp xếp các đơn vị tương ứng cho phù hợp với đề án sắp xếp chung cấp huyện và cấp xã.
Giải trình thêm về việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội (về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt hiệu lực, hiệu quả) và Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành hai nghị định mới thay thế Nghị định 24/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Nghị định 37/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện). Việc sắp xếp này sẽ chia theo 4 nhóm, gồm: nhóm thứ nhất là số cơ quan thống nhất quản lý chung trong cả nước. Nhóm hai gồm nhóm tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp. Nhóm ba là nhóm thực hiện thí điểm theo tinh thần Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị. Nhóm thứ tư là nhóm đặc thù.
Về quy định khung biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa để thành lập các tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, sẽ giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận số 34-KL/TW. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, đây là vấn đề mới, phức tạp trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện thời gian tới, được xã hội rất quan tâm, do đó, lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan Trung ương và địa phương./.
Nguồn: Tạp chí Cộng sản