Tính tới thời điểm hiện nay, ứng viên Donald Trump của Đảng cộng hòa đang dành được 136 phiếu đại cử tri, trong khi đó ứng viên tổng thống Mỹ Hillary của Đảng Dân chủ dành được 104 phiếu đại cử tri.
Bấm play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh.
Trong quy trình bầu cử được coi là phức tạp bậc nhất thế giới này, quyền quyết định người đứng đầu Nhà Trắng tiếp theo phụ thuộc vào số phiếu đại cử tri chứ không phải số phiếu của đại đa số. Để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần nhận được tối thiếu 270 phiếu đại cử tri.
Kết quả bắt đầu được công bố từ 19h00 theo giờ Mỹ, tức 7h sáng ngày 9/11 giờ Việt Nam. Kết quả cuối cùng thường có vào khoảng giữa đêm 8/11, giờ miền đông Mỹ, tức trưa 9/11 giờ Hà Nội.
Hầu hết các bang truyền thống của Đảng dân chủ và cộng hòa đều bỏ phiếu cho ứng viên của Đảng mình.
Tại một số bang chiến trường, nơi có thể quyết định người sẽ trở thành tổng thống Mỹ, cuộc đua đến chiếc ghế Tổng thống Mỹ vẫn vô cùng gay cấn.
Hiện vẫn chưa thể nói chắc chắn, ai trong số hai ứng viên sẽ trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ? Mọi thứ sẽ chỉ ngã ngũ khi kết quả số phiếu được công bố trong ít giờ nữa.
Chân dung hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ
Có thể nói cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một sự kiện chính trị quan trọng, chi phối, quyết định chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới, trong những năm tới. Tham gia tranh cử năm nay có 4 ứng cử viên là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ, tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa, ông Gary Johnson của đảng Tự do và ông Jill Stein thuộc đảng Xanh. Song, thực chất đây chỉ là cuộc đấu tay đôi giữa bà Clinton và ông Trump.
Bà Hillary Clinton sinh ngày 26/10/1947, tại Chicago, bang Illinois. Bà từng là đệ nhất phu nhân Mỹ giai đoạn 1993-2001. Năm 2000, bà trúng cử Thượng nghị sĩ của bang New York và ra tranh cử tổng thống 8 năm sau đó với tư cách là thành viên của đảng Dân chủ. Từ năm 2009-2013, bà Hillary Clinton đảm nhận cương vị Ngoại trưởng Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Barrack Obama. Tháng 7 năm nay, bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của Đảng này.
Bà Clinton có bề dày kinh nghiệm chính trường Mỹ, đặc biệt về chính sách đối ngoại. Bà được thừa hưởng nhiều thành quả mà chính quyền Obama để lại, giành được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nội bộ đảng Dân chủ. Bà được xem là gương mặt “ôn hòa”, với nhiều đề xuất chính sách phù hợp với tầng lớp trung lưu. Giới tính nữ cũng giúp bà Clinton nhận được cảm tình của nữ cử tri. Tuy nhiên, bê bối thư điện tử cá nhân lại là một trở ngại chính có thể cản đường bà Clinton, khiến nhiều người nghi ngờ tính chân thực của cá nhân cựu Ngoại trưởng Mỹ. Ngoài ra, một bộ phận cử tri Mỹ xem bà là gương mặt “cũ” và mong muốn có một nhân tố mới mẻ hơn.
Trong khi đó, ông Donald Trump sinh ngày 14/6/1946 tại quận Queens, thành phố New York, Mỹ, trong một gia đình doanh nhân giàu có. Ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, được đánh giá cao khi “vượt bão” thành công trong đợt khủng hoảng tài chính, suy thoài kinh tế năm 2008. Tỉ phú này là một trong những ứng viên gây tranh cãi nhiều nhất của đảng Cộng hòa, với luồng dư luận phản đối mạnh mẽ ngay trong nội bộ đảng. Ông thiếu kinh nghiệm chính trị, thường bị chỉ trích vì nhiều phát biểu gây sốc, phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo.
Đến sát ngày bầu cử, ông Trump gặp thêm bất lợi với cáo buộc trốn thuế, quấy rối tình dục phụ nữ. Ở chiều ngược lại, những tuyên bố rõ ràng, không màu mè, dễ hiểu của ông Trump lại được nhiều cử tri Mỹ đón nhận. Tiềm lực tài chính hùng mạnh là yếu tố giúp ông độc lập hơn trong chiến dịch vận động tranh cử, thoát ly khỏi áp đặt chính trị từ giới chóp bu đảng. Thiên hướng thích có sự “thay đổi” của cử tri Mỹ cũng là một lợi thế không nhỏ đối với ông Trump.
Bấm play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh. |