Chỉ huy lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Samuel Locklear và Tư lệnh lực lượng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Iwasaki trong một cuộc kiểm tra triển khai hệ thống tên lửa PAC3 ở Tokyo ngày 11/4/2012 (Ảnh: Reuters) |
Thông tin từ Lầu Năm Góc cũng khẳng định cuộc hội đàm được tổ chức trong 2 ngày 21, 22/3 giữa Shigeru Iwasaki, Tự lệnh Lực lượng Quốc phòng Nhật Bản và Samuel Locklear, Chỉ huy lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng cho biết cuộc hội đàm nhằm mục đích thảo luận về "tổng thể môi trường an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, theo hãng tin Kyodo, hai bên dự kiến sẽ đi tới một thỏa thuận rằng các đồng minh này sẽ đẩy nhanh việc soạn thảo các kế hoạch khi họ gặp nhau tại Hawaii vào ngày 21, 22/3 nhằm xem xét một số kịch bản cho các hoạt động chung của lực lượng vũ trang Mỹ và Nhật Bản trong trường hợp Trung Quốc chiếm quần đảo tranh chấp.
Một quan chức quốc phòng Mỹ đề nghị giấu tên cho biết, các cuộc đàm phán giữa hai bên "không được tổ chức như những nỗ lực lập kế hoạch quân sự".
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới khu vực đảo tranh chấp trong những tháng gần đây đã lên tới đỉnh điểm với các vụ máy bay chiến đấu và tàu tuần tra của cả hai bên liên tục xuất hiện trong vùng đảo tranh chấp, làm dấy lên lo ngại có thể xảy ra một cuộc đụng độ lớn hơn.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng cho biết "Trung Quốc đang rất quan tâm đến các cuộc đàm phán của Nhật và Mỹ”, đồng thời nhấn mạnh “Chính phủ Trung Quốc có đủ quyết tâm và khả năng để duy trì chủ quyền lãnh thổ".
Khu vực bãi đá ngầm không có người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nằm gần các ngư trường phong phú và có tiềm năng rất lớn về dầu khí.
Quan chức cao cấp của Mỹ bao gồm cả Ngoại trưởng John Kerry từng tuyên bố trong những tháng gần đây rằng quần đảo thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.