Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201208/22827-video-doc-ve-voi-rong-xuat-hien-o-my-395320/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201208/22827-video-doc-ve-voi-rong-xuat-hien-o-my-395320/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Video 'độc' về vòi rồng xuất hiện ở Mỹ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 21/08/2012, 06:29 [GMT+7]
22827

Video 'độc' về vòi rồng xuất hiện ở Mỹ

Bấm Play để xem video. Nguồn: Reuters
 
Trong video, 2 chiếc vòi rồng được hình thành cùng một lúc trên hồ Michigan, phía đông của Milwaukee. Video 'độc' này được ghi lại bởi một chiếc tàu chở hàng đang neo trong khu vực hồ. Đây là một trong những video chân thực nhất về vòi rồng.
 
**Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân vòi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
 
Tuy vậy, phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
 
Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung.
 
Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.

Bình Nguyên
.