Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201203/19103-xem-dac-nhiem-phap-vay-bat-ke-tinh-nghi-398307/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201203/19103-xem-dac-nhiem-phap-vay-bat-ke-tinh-nghi-398307/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xem đặc nhiệm Pháp vây bắt kẻ tình nghi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 22/03/2012, 09:39 [GMT+7]
19103

Xem đặc nhiệm Pháp vây bắt kẻ tình nghi

Bấm Play để xem video cảnh sát vây bắt. Nguồn: Reuters 

Liên tục gần 24 giờ đồng hồ, cuộc vây bắt kẻ tình nghi các vụ xả súng kinh hoàng tại Pháp vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Báo chí Pháp có một đêm trắng với các chương trình trực tiếp trên truyền hình, trên báo mạng… bám sát diễn biến tại hiện trường. Cho đến tận lúc này, sự kiên nhẫn của người dân Pháp cũng như giới chức Pháp dường như sắp cạn và một cuộc tấn công đang đến rất gần.

Trong khi đó, hành trình truy bắt kẻ tội phạm làm chấn động toàn nước Pháp lại hé lộ nhiều điều và có thể tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Tổng thống Pháp trong một tháng nữa.

Lực lượng an ninh bao vây khu nhà 5 tầng nơi nghi phạm ẩn náu (Ảnh: Reuters)
 
Cho đến chiều tối 21/3, báo chí Pháp loan tin kẻ bị vây bắt trong khu nhà tại Toulouse đã ra đầu hàng, nhưng sau đó, thông tin này lại bị bác bỏ và kẻ bị tình nghi tuyên bố sẽ ra nộp mạng vào cuối buổi tối. Trước đó, lực lượng đặc nhiệm Pháp muốn thuyết phục và bắt sống tên này để thẩm vấn, tìm manh mối liên quan đến khủng bố. Nhưng cho đến 7 giờ (giờ Việt Nam), sau gần 24 giờ đồng hồ cố thủ, vẫn chưa có thông tin khẳng định cuối cùng rằng hắn đã bị bắt và sự kiên nhẫn của người dân Pháp cũng như giới chức Pháp dường như sắp cạn. Báo chí đang nói nhiều đến khả năng tiến hành tấn công để bắt tên Mohammed Merah - được khẳng định là 23 tuổi thay vì 24 tuổi như thông tin ban đầu.

Cho tới lúc này, những nghi ngờ liên quan đến mạng lưới Al-Qaeda hay trả thù cho trẻ em Palestine… chủ yếu hiện dựa trên những gì kẻ đang bị truy bắt tự nói ra với lực lượng đặc nhiệm Pháp qua bộ đàm và chưa được kiểm chứng. Tên này cũng tuyên bố từng được huấn luyện tại Kandahar - nơi huấn luyện nhiều thành viên Al-Qaeda tại Afghanistan. Bộ trưởng Nội vụ Pháp thì tiết lộ đã có hồ sơ theo dõi tên này trong hệ thống thông tin tình báo Pháp từ vài năm trước, trong đó có ghi lại việc hắn đến Afghanistan và Pakistan.

Tuy nhiên, thông tin ngày càng trở nên nhiễu loạn. Người phát ngôn Chính phủ Afghanistan tuyên bố, Kandahar chưa từng huấn luyện một công dân Pháp nào có tên là Mohammed Merah.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp trong một phát biểu mới nhất lại cho biết, dường như tên tội phạm không định xả súng vào trường học Do Thái, mà là một người lính khác vào buổi sáng thứ 5 tuần trước nhưng không tìm thấy một đối tượng nào phù hợp. Ngày càng có nhiều thông tin cho thấy có lẽ nên tin đây là một “con sói đơn độc” tương tự như trường hợp kẻ xả súng ở New York, Mỹ hơn là một kẻ theo mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Bản thân tên này và các quan chức an ninh Pháp đều khẳng định hắn hành động một mình.

Một số chuyên gia về tội phạm của Pháp cho rằng các vụ xả súng có thể chỉ là do tâm lí bất ổn và chán chường của một đối tượng bị gạt ra ngoài xã hội Pháp và muốn “làm càn”. Minh chứng điển hình là hồ sơ lưu trữ cho thấy tên này từng hai lần muốn xin vào quân đội Pháp nhưng bị từ chối, hắn không có việc làm, tất cả có thể dẫn đến tâm lý thù ghét xã hội nói chung, những người lính Pháp nói riêng. Hắn cũng tuyên bố không ân hận đã gây ra cái chết của 7 người dưới nòng súng của hắn.

Phải nói là Chính phủ của Tổng thống Sarkozy đã vào cuộc rất nhanh, nhanh chóng xác định được danh tính của kẻ tình nghi và tung lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ tiến hành cuộc truy bắt nghẹt thở. Đối với các nạn nhân gốc Do Thái, Tổng thống Sarkozy đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Alain Juppe đích thân đưa tiễn và tham dự lễ tang tại Israel. Riêng ngày hôm qua, ông Sarkozy đã phải có cuộc gặp đại diện cộng đồng Do Thái và đạo Hồi, trực tiếp có mặt trong lễ tưởng niệm các lính dù thiệt mạng tại Montauban và ghé qua Toulouse để khảo sát tình hình truy bắt. Song, câu hỏi liệu chính phủ có đang “đi quá” trong vụ việc này không ít lần xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều cử tri Pháp, nhất là khi thông tin ngày càng nhiễu loạn.

Dĩ nhiên là những tính toán chính trị về cuộc bầu cử sắp tới ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách và phát biểu của các ứng cử viên trong các vụ xả súng lần này. Giới phân tích cho rằng nếu giải quyết thành công các vụ xả súng gây hoang mang toàn nước Pháp này, ông Sarkozy sẽ ghi điểm quan trọng, nếu không nói là quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 tới. Bởi một khi vấn đề an ninh vượt lên trên khủng hoảng kinh tế thành mối quan tâm hàng đầu của cử tri Pháp, thì các phe cực hữu có quan điểm cứng rắn về an ninh và nhập cư sẽ có nhiều lợi thế hơn và Tổng thống Sarkozy sẽ được coi như “người anh hùng trong thời chiến” tại Pháp. Lực lượng đặc nhiệm Pháp (gọi tắt là RAID), với người đứng đầu là một nhân vật thân cận của Tổng thống Sarkozy, cũng được ca ngợi trong cuộc vây bắt.

Đối tượng tình nghi Mohammed Merah
 
Thêm vào đó, cần phải nhớ rằng nhóm vận động hành lang gốc Do Thái tại Pháp có tiếng nói rất quan trọng, nên tranh thủ sự ủng hộ của nhóm này là điều các ứng cử viên đều muốn có. Điều này giải thích vì sao trước vụ xả súng vào trường học Do Thái, Chính phủ Pháp chưa sốt sắng lắm trước hai vụ bắn súng vào 3 lính dù, bất kể trước đó lực lượng an ninh Pháp đã đưa tên Mohammed Merah vào vòng tình nghi.

Tuy nhiên, đến lúc này, khi cuộc vây bắt kéo dài làm người dân mất dần sự kiên nhẫn và nhiều thông tin trở nên mâu thuẫn nhau, thì mong muốn đánh bóng hình ảnh của lực lượng đặc nhiệm Pháp nói riêng, Chính phủ của Tổng thống Sarkozy nói chung có thể mang lại tác dụng ngược. Thời gian càng kéo dài càng bất lợi cho chính phủ Pháp, khiến người dân trách cứ lực lượng đặc nhiệm kém cỏi và chậm trễ đồng thời trở lại trách cứ chính phủ để lọt lưới một nhân vật nguy hiểm từng nằm trong danh sách “đen” tình báo từ trước đó.


T.H
.