Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201809/eu-va-anh-lac-quan-ve-thoa-thuan-ly-hon-812123/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201809/eu-va-anh-lac-quan-ve-thoa-thuan-ly-hon-812123/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
EU và Anh lạc quan về thỏa thuận 'ly hôn' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/09/2018, 10:08 [GMT+7]

EU và Anh lạc quan về thỏa thuận 'ly hôn'

Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit, ông Michel Barnier tuyên bố EU và Anh có thể đạt được thỏa thuận “ly hôn” vào đúng thời điểm lãnh đạo các nước thành viên EU tiến hành hội nghị thượng đỉnh trong các ngày 18 – 19-10 tới.

Ông Michel Barnier (phải) và ông Dominic Raas tại cuộc gặp ngày 31-8.
Ông Michel Barnier (phải) và ông Dominic Raas tại cuộc gặp ngày 31-8.
 
Trong khi đó, Bộ trưởng Brexit của Anh Dominic Raas khẳng định ông có niềm tin mạnh mẽ rằng Anh và EU sẽ sớm đạt được thỏa thuận cuối cùng.
 
Sở dĩ các quan chức EU và Anh cùng bày tỏ quan điểm lạc quan như vậy là vì hai bên đã đạt được nhiều tiến bộ trong đàm phán về hợp tác an ninh trong giai đoạn Brexit. Tại cuộc gặp diễn ra cùng ngày ở Brussels (Bỉ), hai quan chức trên đã trao đổi sâu về hợp tác an ninh và đạt được nhất trí cao trong vấn đề này.
 
Ông Barnier tuyên bố EU tìm kiếm một “quan hệ đối tác đầy tham vọng” trong các vấn đề an ninh với Anh trong giai đoạn hậu Brexit.
 
Trong khi đó, Bộ trưởng Raab nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thảo luận một chủ đề cực kỳ quan trọng, nghiêm túc, đó là sự an toàn của công dân chúng ta. Về những vấn đề an ninh nội bộ, chúng tôi sẵn sàng xây dựng quan hệ đối tác đầy tham vọng với Vương quốc Anh”.
 
Trước đó, ông Barnier thông báo EU sẵn sàng đề xuất một mối quan hệ gần gũi chưa từng có tiền lệ với Anh sau khi nước này rời khỏi “ngôi nhà chung”, tuy nhiên sẽ không cho phép bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến thị trường chung châu Âu. Theo ông Barnier, mối quan hệ gần gũi này có thể bao gồm cả các chính sách kinh tế, ngoại giao và an ninh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi tôn trọng “ranh giới đỏ” của Anh, đổi lại họ phải tôn trọng những gì của chúng tôi”.
 
Chỉ còn chưa đầy 7 tháng nữa là tới thời điểm Anh rời khỏi EU (tháng 3-2019). Nhưng những quan ngại về khả năng hai bên không đạt được thỏa thuận Brexit vẫn hiện hữu khi cả EU và Anh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung đối với một số vấn đề quan trọng như đường biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, cùng một số điều khoản trong thỏa thuận thương mại giữa hai bên.
 
Vấn đề đường biên giới Bắc Ireland hiện vẫn được coi là cản trở lớn nhất đối với thỏa thuận này. Chính phủ Ireland muốn có một kế hoạch dự phòng đối với vấn đề đường biên giới Ireland trong thỏa thuận Brexit.
 
Theo đó, đường biên giới mềm phải được đảm bảo nếu như thỏa thuận quan hệ thương mại tương lai giữa Anh và EU không có điều kiện này. Phía Anh hiện giờ không muốn chấp thuận bất cứ dàn xếp nào để Bắc Ireland có những quy chế khác biệt với các vùng khác của Anh.
 
Tính đến thời điểm này, có tới một nửa các doanh nghiệp Anh vẫn chưa lập xong kế hoạch cho thời kỳ hậu Brexit. Cụ thể, một cuộc khảo sát tại 800 công ty Anh vừa được Viện IoD công bố cho thấy 50% công ty trên không có bất cứ một kế hoạch nào cho Brexit. Khoảng 19% đang xem xét, 23% bắt đầu lên phương án đối phó. Chỉ có 8% đã chuyển sang giai đoạn hành động.
 
Theo chuyên gia Edwin Morgan của Viện IoD, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn trong tình trạng “mũ ni che tai”. Các công ty Anh có thể hy vọng dựa vào lời hứa của chính phủ sẽ đưa ra một lộ trình phù hợp với từng ngành, trong trường hợp không đạt được một thỏa thuận cho Brexit. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa một lộ trình nào được công bố.
 
 
Ông Michel Barnier (phải) và ông Dominic Raas tại cuộc gặp ngày 31-8. Ảnh: BBC.
“Tôi nghĩ rằng chính phủ Anh chưa sẵn sàng cho một Brexit không thỏa thuận”, ông David Henig, thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế châu Âu, nhấn mạnh. Nếu như ngay cả chính quyền cũng hành động chậm trễ, khó có thể mong đợi nhiều hơn ở giới doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, khi Anh rời khỏi “mái nhà chung châu Âu”, về tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Anh sẽ trở thành quốc gia thành viên chứ không còn thuộc vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương. Theo những người ủng hộ Brexit, đây không phải là vấn đề lớn vì có nhiều quốc gia khác tương tự. Điều đó chính xác về mặt kỹ thuật, “nhưng WTO không bao trùm mọi lĩnh vực, nhất là trong ngành hàng không”, bà Catherine Barnard, giáo sư luật châu Âu của trường Đại học Cambridge, nhận định.
 
Về mặt lý thuyết, sau khi ra khỏi các thỏa thuận hàng không châu Âu, Anh không thể tiếp tục khai thác các đường bay tại 27 quốc gia thành viên EU và ngược lại.  Tuy nhiên, các nhà đàm phán châu Âu và Anh không tin một kịch bản cực đoan như vậy sẽ trở thành hiện thực.
 
Bà Catherine Barnard cho rằng, một thỏa thuận nhanh chóng và có giới hạn sẽ được ký kết vì lợi ích của tất cả các bên, vì mối quan hệ giữa London và EU Brussels sẽ rất tồi tệ nếu các cuộc đàm phán thất bại. Ngược lại, trong lĩnh vực thương mại, mọi thứ sẽ thay đổi. Hiện tại, việc vận chuyển hàng hóa giữa Pháp và Anh không hề bị kiểm soát.
 
Tuy nhiên, khi Anh rời EU, theo các quy định của WTO, các hoạt động thương mại sẽ cần hoàn tất nhiều thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan. Chưa kể đến thuế quan, ví dụ 10% đối với xe ôtô và 39% đối với các sản phẩm sữa. Ngay cả khi London và Brussels đồng ý loại bỏ áp thuế quan, các thủ tục hành chính kéo dài đối với xuất khẩu sẽ thách thức hoạt động kinh doanh của nhiều ngành sản xuất công nghiệp không dự trữ.
 
Đối với các công ty dược phẩm, một Brexit không có thỏa thuận sẽ đặt ra vấn đề khác. Ngoài việc xuất khẩu chậm chạp, việc thừa nhận lẫn nhau về thuốc sẽ không còn giá trị.
.

Nguồn: CAND

.