Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201503/ipu-132-sau-hon-nua-chang-duong-597667/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201503/ipu-132-sau-hon-nua-chang-duong-597667/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
IPU-132 sau hơn nửa chặng đường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 31/03/2015, 14:37 [GMT+7]

IPU-132 sau hơn nửa chặng đường

IPU-132 đã đi được hơn một nửa chặng đường 5 ngày nghị sự. Cùng nhìn lại những gì IPU-132 đã làm trong 3 ngày qua.
 
Trong 2 ngày 29 và 30/3, Đại hội đồng đã có các phiên thảo luận chung về chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phát biểu về tổng quan chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phát biểu về tổng quan chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng
Nhất trí với mục tiêu phát triển bền vững
 
Trong phiên thảo luận chung ngày 30/3, đại biểu của 49 đoàn đã trình bày quan điểm, theo đó, các ý kiến nhất trí về sự cần thiết nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nghị viện trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phát biểu về tổng quan chính sách đối ngoại của Việt Nam; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, cùng xây dựng một trật tự thế giới công bằng và bình đẳng dựa trên chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; coi trọng vai trò của các thể chế đa phương đối với các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực và trên thế giới.
 
Trước đó, trong phiên ngày 29/3, đã có phát biểu của 27 Trưởng đoàn, Chủ tịch Quốc hội với tư cách là những người đứng đầu Nghị viện.
 
Ủng hộ chủ đề chống khủng bố
 
Cũng trong phiên thảo luận chung sáng 30/3 của Đại hội đồng, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề khẩn cấp “Hợp tác của các Nghị viện trong việc chống lại Nhà nước Hồi giáo IS và nhóm khủng bố Boka Haram”.
 
Chủ đề này được Đại hội đồng tiến hành bỏ phiếu lựa chọn trong phiên trước đó (ngày 29/3) và nhận được 2/3 số phiếu ủng hộ.
 
Đại diện của 14 nước phát biểu, thảo luận, bày tỏ thái độ công phẫn đối với các hành động khủng bố, về việc cần tăng cường cảnh giác với các hình thức, lực lượng khủng bố mới ngày càng gia tăng;  cho rằng để giải quyết vấn đề cần xác định rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng bố và đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường vai trò của Nghị viện trong lập pháp và giám sát thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ khủng bố, từ chính trị, kinh tế, tài chính cho tới văn hóa, giáo dục, chính sách cho thanh niên, giúp những người trẻ tuổi tránh bị lôi kéo bởi các tổ chức khủng bố; nhất trí cho rằng chống khủng bố cần sự hợp tác toàn cầu, trong đó có hợp tác phát triển. Các đại biểu khẳng định cần biến những lời nói trong Nghị quyết chống khủng bố thành hành động. Dự thảo Nghị quyết về Chủ đề khẩn cấp đang tiếp tục được hoàn thiện.
 
Kết thúc thảo luận về chiến tranh mạng
 
Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế ngày 30/3 đã kết thúc thảo luận về dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới”.
 
Các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ vai trò, những đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể trong tương lai gần; thống nhất cao về sự cần thiết trong việc hoàn thiện một công ước quốc tế về mạng Internet, nhằm ngăn chặn các thế lực khủng bố có thể sử dụng internet để thực hiện tội ác của mình, đặc biệt là việc quyên góp nguồn tiền cho các hoạt động khủng bố, chiêu mộ và đầu độc cộng đồng bằng những ý tưởng bạo lực.
 
Đề xuất của đoàn Việt Nam về việc bổ sung nội dung chống chiến tranh mạng vào cơ chế thảo luận và kiểm soát của Liên Hợp Quốc đã nhận được sự ủng hộ của các đoàn.
 
Thông qua Dự thảo Nghị quyết về dân chủ, nhân quyền
 

 

Ngày 30/3, Ủy ban Thường trực về dân chủ và nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”.
Ngày 30/3, Ủy ban Thường trực về dân chủ và nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”.
Cũng trong ngày 30/3, Ủy ban Thường trực về dân chủ và nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”.
 
Dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng là luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người; nhấn mạnh các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và coi luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia; các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
 
Dự thảo Nghị quyết khẳng định luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn lấy quyền con người làm trung tâm.
 
Với tư cách là nước chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy thông qua Dự thảo Nghị quyết quan trọng này. Kết quả là dự thảo Nghị quyết đã được thông qua với 37 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng.
 
Lần đầu tiên có dự thảo Nghị quyết về nguồn nước
 
Ủy ban Thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại ngày 30/3 đã tiến hành thảo luận Nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” với nhiều ý kiến đóng góp phong phú.
 
Đã có 15 quốc gia với 78 ý kiến đóng góp cho dự thảo; các ý kiến đều nhấn mạnh đến yếu tố trung tâm của con người trong quản trị, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước; chia sẻ quan ngại về tác động nghiêm trọng của tình trạng khan hiếm nước đối với cuộc sống của người dân và quá trình phát triển; khẳng định sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, các thỏa thuận và công ước về nước đã được ký kết, đặc biệt là Công ước 1997 về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia. Ban soạn thảo đang tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết.
 
Hội nghị của Hiệp hội các Tổng thư ký (ASGP)
 
Trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-132, ngày 29/3, đã diễn khai mạc Hội nghị của Hiệp hội các Tổng thư ký (ASGP).
 
ASGP là cơ quan tham vấn của IPU, với mục tiêu là trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các Ban Thư ký Nghị viện và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các Tổng Thư ký và Nghị viện.
 
Các đại biểu tham dự Hội nghị ASGP đã nghe, thảo luận về báo cáo tham luận của Tổng thư ký Hội đồng lập pháp Arab Saudi, Tổng thư ký Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký Thượng viện Tây Ban Nha về chủ đề “Quan hệ công chúng và truyền thông”, “Hoạt động chính trị tại Nghị viện” và “Vận động hành lang và các nhóm lợi ích: một khía cạnh khác của quy trình lập pháp”. Hội nghị ASGP sẽ tiếp tục các phiên thảo luận trong các ngày tiếp theo và sẽ kết thúc vào ngày 1/4.
 
Trong khuôn khổ IPU-132, ngày 29/3, đã diễn ra Diễn đàn Nghị sỹ trẻ, với hai chủ đề mang tính toàn cầu là Chiến tranh mạng và An ninh nguồn nước.
 
Chiều 29/3 đã diễn ra Hội nghị bên lề “Hướng tới tầm nhìn Bắc Kinh: Quan điểm của nam giới” do IPU phối hợp với Cơ quan phụ nữ Liên Hợp Quốc đồng tổ chức, nhìn nhận lại những thỏa thuận đã đạt được về bình đẳng giới, đồng thời tái cam kết về vấn đề này trong thời gian tới.
 
Tối 29/3, tại khu du lịch Đồng Mô diễn ra Đêm hội Đoàn kết Nghị viện do Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng chủ trì.
 
Ngày 28/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, trước thềm Lễ khai mạc IPU-132 đã diễn ra Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21 tại IPU-132.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.