Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201212/25174-ki-nghe-co-1-khong-2-o-song-lam-nghe-an-393397/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201212/25174-ki-nghe-co-1-khong-2-o-song-lam-nghe-an-393397/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Kĩ nghệ' có 1 không 2 ở Sông Lam Nghệ An - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 28/12/2012, 08:55 [GMT+7]
25174

'Kĩ nghệ' có 1 không 2 ở Sông Lam Nghệ An

Khám phá kỹ nghệ đào tạo “gà chiến” của
Sân tập của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở Nghệ An

KÝ HỢP ĐỒNG VỚI HLV… CẤP HUYỆN

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông và ngay từ khi thành lập trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, những người làm bóng đá xứ Nghệ đã xác định cần phải xây dựng hệ thống “chân rết” ở các địa phương, để hạn chế bỏ sót tài năng bóng đá.
 
Hiện nay, SLNA đã xây dựng được 10 điểm “chân rết” tỏa khắp các địa bàn trong tỉnh từ thành phố, thị xã cho đến các huyện miền núi như TP.Vinh, Quỳnh Lưu, thị xã Thái Hòa, Hưng Nguyên, Yên Thành, Thanh Chương, Đô Lương, Con Cuông, Anh Sơn, thị xã Cửa Lò. Các điểm “chân rết” này có nhiệm vụ sàng lọc các cầu thủ “nhí” thông qua những giải nhi đồng, thiếu niên toàn thành phố, huyện, thị xã.

U17 SLNA giữ kỷ lục 7 lần vô địch giải U17 QG

Tuy nhiên, do không thể sâu sát với bóng đá ở từng địa phương nên để các điểm “chân rết” hoạt động hiệu quả, SLNA đã ký hợp đồng với các cán bộ, HLV vốn đang công tác tại phòng Văn hóa-Thể thao ở các địa bàn để đảm trách việc tuyển chọn tài năng từ cấp cơ sở. Ông Nguyễn Đình Nghĩa (PGĐ trung tâm đào tạo bóng đá trẻ - trực thuộc CLB SLNA) kể: “Những năm trước đây, SLNA hạn hẹp về kinh phí nên các cán bộ ở trung tâm toàn phải dựa vào các mối quan hệ để nhờ các HLV ở các huyện tuyển chọn người. Cách làm đó, về lâu dài là không ổn nên chúng tôi đã ký hợp đồng, trả lương đều đặn cho các HLV này để họ có trách nhiệm, chuẩn xác hơn trong việc phát hiện ra các ‘mầm non’ bóng đá”.

Sau khi các HLV ở cấp cơ sở lọc ra danh sách những người đá tốt, SLNA sẽ thành lập đoàn tuyển chọn về địa phương đó để chọn ra các gương mặt ưu tú, đưa về trụ sở của CLB. Và tại đây (tức trụ sở của CLB), các “thí sinh” đến từ các vùng miền trong tỉnh sẽ được ăn tập trong vòng 1 tháng trước khi thi đấu đối kháng với nhau để cuối cùng, những ai thể hiện tốt nhất sẽ được CLB giữ lại, ký hợp đồng đào tạo. Cách làm bài bản này đã giúp SLNA không bỏ sót nhân tài và lựa chọn ra những cầu thủ nhí tốt nhất từ các tuyến U11, U13…

ĂN 60.000Đ/NGÀY, VẪN CHẠY KHỎE

SLNA chưa bao giờ được gắn mác “đại gia” và năm nào cũng thế, họ phải tính toán chi li từng đồng cho từng mảng công việc. Mỗi năm, nguồn kinh phí dành cho đào tạo trẻ rất hạn hẹp và đội bóng xứ Nghệ buộc lòng chỉ ký duyệt số tiền ăn dành cho các cầu thủ ở mức 60.000đ/ngày. Ông Nguyễn Đình Nghĩa chia sẻ: “Quan điểm của CLB là dù có khó khăn đến mấy thì chúng tôi vẫn phải duy trì hệ thống đào tạo trẻ. Bởi có như vậy, khi đôn các cầu thủ từ tuyến trẻ lên đội 1 SLNA mới giữ được bản sắc, màu cờ sắc áo. Giá thực phẩm ngày càng tăng cao, chúng tôi đành hạn chế mọi khoản chi khác để dành tiền cải thiện bữa ăn cho VĐV. Ví dụ, như mỗi lần đi tham dự các giải VCK toàn quốc, thay vì di chuyển bằng máy bay, ở khách sạn hạng sang thì chúng tôi đi bằng ô-tô, ở khách sạn bình dân”.

Khó khăn là vậy, nhưng mỗi khi bước vào các giải đấu, những cầu thủ trẻ SLNA vẫn thi đấu ấn tượng, ghi dấu ấn đậm trong mắt giới chuyên môn, NHM. Bằng chứng như U17 SLNA đã 7 lần vô địch giải U17 QG - báo Bóng đá hay U21 SLNA từng 4 lần đăng quang ở giải U21 QG - báo Thanh Niên…

CƯƠNG QUYẾT KHÔNG BÁN “LÚA NON”

Trước đây, các đội bóng Pha-đin Quảng Ngãi, Sara Thành Vinh, HN.ACB, HA.GL… đã từng đặt vấn đề chuyển nhượng một số tài năng trẻ của SLNA. Đặc biệt, ít ai biết rằng hồi đầu mùa 2012, V.HP đã cử người đến SLNA để được mua hợp đồng của Trọng Hoàng, Văn Hoàn, Văn Bình… Chi phí cho các thương vụ này đều là những con số tiền tỷ. Tuy nhiên, lãnh đạo SLNA vẫn cương quyết từ chối.
 
Ông Nguyễn Hồng Thanh (TGĐ Công ty CPBĐ SLNA) từng nói: “Nếu bán các tài năng trẻ của SLNA cho đội khác, chúng tôi sẽ thu lại khoản tiền cực lớn. Nhưng làm như vậy thì khác nào tạo tiền lệ xấu, rồi các cầu thủ khác cũng sốt ruột, tìm đội bóng muốn mua mình. Như vậy, SLNA sẽ loạn, cầu thủ không chuyên tâm rèn giũa bản thân mà chỉ nghĩ đến chuyện ra đi, nên chúng tôi phải từ chối ý định mua cầu thủ của các CLB khác”.

SLNA cương quyết không bán “lúa non”, buộc các cầu thủ phải thay đổi suy nghĩ, để từ đó tập luyện chuyên cần, thi đấu với khả năng tốt nhất. Đó cũng là lý do vì sao mà mỗi khi bước vào các giải trẻ hay V-League, SLNA luôn có những cầu thủ thi đấu hừng hực khí thế, đóng góp vào thành tích chung của đội.

Ngọc Anh (bongda+)
.