Phóng sự

Nhận trách nhiệm rồi sao nữa (?!)

08:23, 10/07/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
Không chỉ là “nhận trách nhiệm”, điều mà nhân dân mong đợi hơn cả ở các vị tư lệnh ngành là tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp đúng đắn để giải quyết tồn tại trong lĩnh vực mà các bộ trưởng phụ trách...

Tại các phiên chất vấn bộ trưởng của kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV vừa qua, đã có khá nhiều lời “nhận trách nhiệm” của các bộ trưởng khi để xảy ra nhiều yếu kém, tiêu cực ở lĩnh vực mà họ phụ trách. Đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến...

Thừa nhận khuyết điểm, đó là sự khảng khái cần có của một tư lệnh ngành, dẫu biết rằng những khuyết điểm đó, những trách nhiệm không thể hoàn thành đó, có thể lỗi hoàn toàn không thuộc về người đứng đầu.

Ngay từ bé, mỗi người thường được người lớn, thầy cô dạy đi dạy lại một bài học vỡ lòng rằng: có lỗi phải nhận lỗi, đó mới là người tốt. Chưa hết, sau khi nhận lỗi xong thì phải hứa không tái phạm và phải sửa chữa lỗi lầm đó như thế nào! Bài học này đã như là một chân lý, thúc đẩy sự tiến bộ của con người, xã hội. Bài học đó không phân biệt đối tượng người giàu nghèo, địa vị sang hèn ra sao,... nếu người đó muốn hướng đến là một người tử tế.

Tại các kỳ họp Quốc hội, việc có bộ trưởng này, tư lệnh kia thừa nhận khuyết điểm đã không còn là điều gì mới mẻ, nếu không nói là đã rất nhiều kỳ họp Quốc hội diễn ra như thế. Nhưng vấn đề không phải là chuyện “nhận trách nhiệm” và có trách nhiệm là “truyền đạt lại cho bộ trưởng kế tiếp”, mà đó là việc khuyết điểm sẽ được bộ trưởng khắc phục sau đó như thế nào?!

 

Nguồn: ANTG/Báo CAND

Các tin khác