Từ ngày 1-7-2016 tới, khi Luật Hình sự sửa đổi quy định việc kinh doanh, vận chuyển hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử lý hình sự sẽ có hiệu lực, hy vọng tình hình sẽ cải thiện.
Trong khi salbutamol liều điều trị cho người khoảng 50kg là không thể vượt quá 200mcg+ 0,2mg, nên lượng chất trên cho phép trong con heo nặng khoảng 100kg là 2.0,2=0,4mg. Như vậy, lượng salbutamol heo ăn vào vượt ngưỡng cho phép là: 6.000mg/0,4= 15.000 lần.
Nếu heo được vỗ trong 13 ngày tới 15 ngày là phải bán thì dư lượng salbutamol hay clenbuterol cao so với lượng cho phép là 15.000 x 13 = 195.000 lần. Kinh dị hơn khi con heo cũng không thể sống nổi quá nửa tháng vì “quị” do chất tạo nạc. Còn khi ăn phải thịt nhiễm salbutamol, chất độc này hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa của con người và lượng salbutamol còn tồn dư trong thịt heo bao nhiêu thì cơ thể sẽ hấp thu bấy nhiêu vào cơ thể.
Những thông tin trên đủ để thấy những người kinh doanh bất chấp đạo đức đang vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và trong trường hợp này được xác định là tội ác và cần có sự điều chỉnh kịp thời của luật pháp.
Những hành vi chế biến thịt heo bệnh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thần vào heo… đều phải được coi là tội ác cần có biện pháp xử lý nghiêm minh trong thời gian tới khi Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực. |
Từ ngày 1-7-2016 tới, khi Luật Hình sự sửa đổi quy định việc kinh doanh, vận chuyển hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử lý hình sự sẽ có hiệu lực, hy vọng tình hình trên sẽ cải thiện.
Theo điều 317 Luật Hình sự sửa đổi, chỉ cần bị phát hiện sử dụng chất cấm, dù chưa gây ra hậu quả nào, người vi phạm đã có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 5 năm, còn nếu gây ra hậu quả sẽ có khung hình phạt khác cao hơn. Hình thức này chắc chắn với mục đích mang tính răn đe hơn với các đối tượng cố tình bỏ, trộn chất cấm vào thực phẩm.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm về “Chất cấm trong chăn nuôi- thực trạng, giải pháp” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 23-3, Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an đặt câu hỏi : Khi phát hiện những mẫu như vậy, cơ quan chức năng có truy tới cùng họ mua ở đâu, hộ chăn nuôi lấy từ đâu? Có việc truy xuất nguồn gốc nên mới phát hiện ra Công ty Dược đã bán mặt hàng salbutamol. Nguồn là qua thương lái và tiếp thị bán thuốc.
Thương lái khuyến khích, bắt tay với chủ trang trại cho chất cấm vào thức ăn gia súc (TĂGS). Do những cá nhân tại cơ sở sản xuất TĂGS nhỏ, vừa đi bán, tiếp thị salbutamol. Nguồn gốc salbutamol cho tới nay ta mới xác định, mới chỉ là một trong những chất cấm trong chăn nuôi, chứ không phải là duy nhất. Được nhập qua chủ yếu do các Công ty Dược, cấp phép bởi Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Chưa phát hiện chất này được nhập qua con đường nào khác. Đối chiếu chức năng quản lý nhà nước giám sát với mặt hàng nguyên liệu này, trong qui định là sau khi cấp phép nhập khẩu thì phải cộng đuổi, trừ lùi sản phẩm này rồi giám sát sản phẩm này sản xuất ra là bao nhiêu? Ta không có! Sơ hở trong giám sát là một lẽ, còn buông lỏng trong quản lý lại là vấn đề nghiêm trọng nữa. Đại tá Trần Trọng Bình khẳng định.
TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam cho biết, Việt Nam chỉ cần khoảng 10kg salbutamol để làm thuốc chữa hen phế quản. Với 9 tấn salbutamol nhập khẩu, BS Thoại nói thẳng: phần lớn có thể đã được bán cho ngành chăn nuôi.
Khi đã xác định nguồn gốc của việc nhập chất cấm thì việc ngăn chặn với các cơ quan quản lý nhà nước là không khó. Một vấn đề rất quan trọng đó là ngành chăn nuôi của ta hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ…
Trong số 4.131,6 ngàn hộ nuôi heo thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (dưới 10 con heo/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ, cung cấp 34,2% tổng sản lượng thịt heo. Đã có ý kiến đưa ra, sản xuất nhỏ như vậy liệu thiệt hại gây ra có đủ điều kiện để quy trách nhiệm hình sự? Chúng ta ngăn được chất cấm qua đường chính ngạch còn tiểu ngạch thì sao? Và ngay khi chúng tôi đang viết bài này thì thông tin cập nhật đã cho biết, sáng 5-4, Chi cục Thú y – Chăn nuôi và Thuỷ sản Bình Dương vừa ra quyết định xử phạt 2 chủ trang trại có hành vi sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo với mức 20 triệu đồng/trại.
Theo ông Đỗ Ngọc Chính, Trưởng VP Hội Tiêu chuẩn Bảo vệ NTD VN (Vinastas), trong thời điểm hiện nay khi mà cơ quan chức năng quản lý đang lúng túng khó kiểm soát hết chất lượng của thực phẩm (TP) thì bản thân mỗi người dân phải có ý thức, cân nhắc, tìm hiểu kĩ, xây dựng thói quen, tư duy trong việc lựa chọn TP cho mình hằng ngày. Tỏ rõ thái độ trong lựa chọn TP, kể cả tẩy chay những TP không đạt chuẩn. NTD tỏ thái độ và hành động kiên quyết thì TP bẩn không còn đất sống.
Riêng với việc để kiểm soát chất cấm trên heo ngày càng hiệu quả, Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT, cần quy định cụ thể và xử lý trách nhiệm của chủ cơ sở giết mổ, chủ ô giết mổ có nguồn gia súc sử dụng chất cấm.
Ngoài ra, cần có hình thức xử lý mới đối với các trường hợp kinh doanh động vật tại các điểm trung chuyển hoặc vựa gia súc; vận chuyển động vật không giấy chứng nhận kiểm dịch; động vật và sản phẩm động vật giết mổ trái phép qua xét nghiệm có kết quả sử dụng chất cấm để làm căn cứ pháp lý trong quá trình kiểm tra, xử lý; Cần có hình thức xử lý kiên quyết hơn đối với vi phạm sử dụng chất cấm tại hộ chăn nuôi để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm từ gốc.