Phóng sự

Khi cái đẹp đi kèm chất độc

15:37, 04/10/2014 (GMT+7)
Một bộ móng tay, một hình xăm mới… phát sáng lung linh trong đêm, thể hiện đẳng cấp dân chơi đang trở thành trò tiêu khiển mới của giới trẻ. Những lọ sơn móng tay, hay mực xăm với ánh sáng độc đáo, lạ lẫm khiến nhiều người mê mẩn. Tuy nhiên, để tạo ra được ánh sáng kì ảo đó, những lọ mực, sơn thường được pha trộn những loại hoá chất không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu sử dụng trong thời gian dài…
 
Móng tay phát sáng 
 
Để tìm hiểu thực hư loại sơn dạ quang, chúng tôi đã liên hệ với một người bán trên mạng xã hội để mua sơn móng tay. Quả thực, sau khi sơn xong, chiếu đèn pin vào khoảng 30 phút, rồi đưa tay vào một góc tối, bộ móng tay của phóng viên phát sáng lung linh. Theo lời quảng cáo của người bán hàng, thì sơn dạ quang càng được chiếu ánh sáng vào nhiều thì càng phát sáng lâu, nếu được hấp thụ ánh nắng mặt trời thì sẽ phát ra ánh sáng đẹp nhất, hoàn hảo nhất. 
 
Cũng theo bạn trẻ này thì hiện có hai loại sơn phát sáng là dạng nước và dạng bột với đủ các loại màu sắc. Dạng nước được đóng vào các lọ như lọ sơn móng tay bình thường, các lọ này có thể tích 7ml hoặc 50ml. Tùy theo thể tích, loại hàng mà giá cả có sự chênh lệch, thường dao động từ 30.000 đến 60.000 đồng/lọ. Còn dạng bột được đóng vào các gói nhỏ 2g hoặc vào những hộp nhựa nhỏ, người mua có thể dùng để trộn vào sơn móng tay dạng trong để sơn hoặc keo vẽ để vẽ lên mặt, người và các đồ vật…
Mẫu quảng cáo móng tay của một người bán trên mạng.
Mẫu quảng cáo móng tay của một người bán trên mạng.
Loại bột này được bán với giá từ 8.000 - 15.000 đồng/gói. Trong đó, sơn dạ quang, sơn phủ nhung là hai mốt mới nhất được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng. Để thiết kế những mẫu móng nhung, cần phải mua những hộp sợi nhung (những sợi vải lông mịn nhỏ li ti). Mỗi hộp sợi nhung này có giá chỉ từ 45.000 - 60.000 đồng.
 
Trước khi phủ bột nhung thì phải sơn màu móng tương ứng lên. Sau đó, chỉ cần rắc một lớp bột mịn lên và thổi nhẹ đi phần thừa xung quanh là được bộ móng đẹp như ý về màu sắc. Tùy vào độ mịn và chất liệu của bột mà móng tay có được độ lì, sáng, mướt hoặc dày êm, mềm mại như bông. Đối với sơn phát quang thì để móng tay vừa đẹp vừa có độ bóng phải sơn thành 3 lớp. Lớp thứ nhất để cho khô rồi sơn tiếp lớp thứ hai. Cuối cùng có thể phủ thêm một lớp son bóng để màu móng tay trông óng và mịn màng.
 
Giá rẻ, độc đáo, lạ lẫm nên sơn móng tay phát quang được nhiều bạn trẻ tìm đến. Hoàng Hà, một sinh viên trường Cao đẳng du lịch cho biết: "Em nghiện loại sơn móng tay phát sáng này, vì mỗi lần đi bar hay đi chơi tối với bạn bè, nhìn bàn mình tay sáng lung linh hãnh diện lắm. Nhiều đứa bạn em còn chơi trội, dùng cả son môi phát quang nên nhìn cứ như cột sáng di động ấy".
 
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì đa số những mẫu sơn móng tay được bầy bán ở vỉa hè, hay các chợ lớn cũng như nhiều cửa hàng mỹ phẩm ở Hà Nội đều không có tem mác, hoặc tem mác của Trung Quốc. Khi được hỏi thì các chủ hàng đều khẳng định, sơn "xịn", sơn xách tay từ nước ngoài về, đảm bảo không độc hại, nhưng chỉ cần mở lọ sơn ra là phóng viên đã thấy choáng váng vì mùi hoá chất nồng nặc. 
 
Dán hình xăm phát sáng
 
Ngoài sơn móng tay phát sáng được các bạn trẻ yêu thích, mốt dán hình xăm giả phát sáng để thể hiện chất "dân chơi" cũng đang nở rộ. Dạo qua một vòng chợ đêm Đồng Xuân, rất nhiều gian hàng bày bán bảng dán hình xăm giả với lời mời chào hấp dẫn.
 
Những bảng dán này có rất nhiều hình xăm với những kích cỡ khác nhau tha hồ để cho các bạn trẻ lựa chọn. Với giả cả phải chăng từ vài nghìn, đến vài chục nghìn một bảng, những hình xăm giả luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những cô cậu học sinh, sinh viên ưa thích xăm hình nhưng lại không đủ tiền để đi xăm thật. 
 
Theo lời quảng cáo của một người bán hàng thì nếu hình xăm giả mà không rửa nước thì có mà để được cả tuần, để càng lâu, nhìn hình xăm càng giống thật. Quy trình dán một hình xăm tạm thời cỡ nhỏ chỉ khoảng trong vòng 1 phút, chỉ cần áp hình lên da rồi lấy một cây cọ cỡ nhỏ quét mực chồng lên bức hình, sau đó rút bức hình bằng giấy ra, chúng ta sẽ thấy rõ biểu tượng hình dán in lên da. 
Một số loại bột huỳnh quang không rõ nguồn gốc được bán lẻ theo từng hộp nhỏ.
Một số loại bột huỳnh quang không rõ nguồn gốc được bán lẻ theo từng hộp nhỏ.
Hình xăm tạm thời thường sẽ được bảo hành trong vòng 2 tuần với điều kiện sau khi vừa dán xong, cách 3 tiếng sau chỗ dán mới được chạm nước. Nhưng trên thực tế, nếu cọ kĩ càng thì chỉ sau vài ba lần chạm nước, hình dán sẽ phai mờ dần và mất hẳn đi. Do xã hội chúng ta vẫn còn khá "dị ứng" với việc xăm mình nên nhiều bạn trẻ đã tìm đến kiểu xăm có thời hạn này.
 
Hồng Sơn, sinh viên Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật - Thương mại vén tay áo cho chúng tôi xem hình một con bọ cạp trên cánh tay rồi nói: "Chị nhìn có thấy giống như thật không, chúng em thích xăm hình lắm, nhưng xăm thật thì giá rất đắt, sinh viên như tụi em lấy đâu ra, nên xài tạm hàng này cho thoả đam mê. Tiện cái là hình xăm loại này có thể thay đổi theo ý thích, không thích hình này lại tẩy đổi hình kia, mà quan trọng là giá rẻ, không tốn thời gian để làm".
 
Hầu hết những hình xăm dán kiểu này đều sử dụng loại mực xăm tạm thời có chất phát sáng trong bóng tối. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì những loại mực của loại hình xăm dán tạm thời này có xuất xứ từ nhiều nước, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Mỹ, nhưng chủ yếu là từ Trung Quốc mà không hề có sự kiểm định nào.
 
Trung bình một lọ nhỏ khoảng 30ml có giá khoảng 150 - 200 ngàn đồng. Một lọ mực có thể dùng để vẽ rất nhiều lần, đặc biệt dù bất cứ loại mực nào khi dùng để vẽ hình cho khách, nhân viên phải pha với nước cất cho màu mực đẹp hơn, thật hơn. Nhưng một số cửa hàng "xăm rong" ở vỉa hè thì hầu như đều sử dụng nước máy để pha mực cho tiết kiệm.
 
Giá của mỗi hình xăm này cũng thay đổi tùy theo kích cỡ từng hình. Với một hình mỏ neo cỡ nhỏ khoảng 3cm có giá 20 ngàn đồng, hình mắt xích dài khoảng 15cm giá 50 ngàn đồng, còn hình đại bàng to bằng lòng bàn tay sẽ là 80 ngàn đồng.
 
Nguy hại từ những chất phát sáng
 
Chị Trần Thuỳ Linh, giáo viên dạy hóa Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho hay: "Thành phần của sơn móng tay thông thường là chất tạo màu, chất tạo màng sơn, dung môi hữu cơ (butyl acetate hoặt ethyl acetate)... Sơn móng tay có thể phát sáng là do nhà sản xuất cho thêm một số hóa chất có khả năng phát lân quang hoặc huỳnh quang như kẽm sulfide, strontium aluminate, calcium sulfide. Huỳnh quang ở trạng thái tinh khiết, chúng không gây nguy cơ về sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu còn lẫn tạp chất là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium... khi đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, não, phổi, gây loãng xương, các bệnh về xương, ung thư hoặc kích ứng da khi tiếp xúc. Vì thế mà tôi không bao giờ sử dụng sơn móng tay cũng như cho con gái mình sử dụng bởi mức độ độc hại rất cao. Nhất là giờ đây hàng giả, hàng thật lẫn lộn, hàng không rõ nguồn gốc độc hại tràn ngập khắp nơi".
 
Còn về loại hình xăm dán phát quang, chị chia sẻ: "Các hóa chất có trong quá trình tạo màu cho các loại hình xăm dán này thường là muối hoặc ôxyt của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, coban, nhôm, sắt, đồng… các hợp chất được tổng hợp từ hợp chất hydrocacbon đa vòng ngưng tụ. Khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, gây loãng xương, các bệnh về xương, có khả năng gây ung thư, kích ứng da khi tiếp xúc. Con gái mình có lần đi học về, bắt chước bạn dán một hình vào tay mà về nhà dị ứng, ngứa đỏ lên, tôi phải dùng cồn rửa mới sạch được". 
 
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiêm cấm việc sử dụng chất huỳnh quang trên các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng, khiến cơ thể nhiễm độc và không ngoại trừ khả năng gây ung thư cho người tiếp xúc nhiều. Không chỉ độc hại, những loại sơn phát quang hay mực xăm phát quang sẽ làm tăng khả năng hấp thụ tia bức xạ có hại cho cơ thể, bởi để phát sáng chúng phải cần hấp thụ một lượng ánh sáng mặt trời rất lớn.
Những hình xăm phát sáng được nhiều người ưa chuộng.
Những hình xăm phát sáng được nhiều người ưa chuộng.
Còn về loại hình xăm dán phát quang, chị chia sẻ: "Các hóa chất có trong quá trình tạo màu cho các loại hình xăm dán này thường là muối hoặc ôxyt của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, coban, nhôm, sắt, đồng… các hợp chất được tổng hợp từ hợp chất hydrocacbon đa vòng ngưng tụ. Khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, gây loãng xương, các bệnh về xương, có khả năng gây ung thư, kích ứng da khi tiếp xúc. Con gái mình có lần đi học về, bắt chước bạn dán một hình vào tay mà về nhà dị ứng, ngứa đỏ lên, tôi phải dùng cồn rửa mới sạch được". 
 
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiêm cấm việc sử dụng chất huỳnh quang trên các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng, khiến cơ thể nhiễm độc và không ngoại trừ khả năng gây ung thư cho người tiếp xúc nhiều. Không chỉ độc hại, những loại sơn phát quang hay mực xăm phát quang sẽ làm tăng khả năng hấp thụ tia bức xạ có hại cho cơ thể, bởi để phát sáng chúng phải cần hấp thụ một lượng ánh sáng mặt trời rất lớn.
 
Mới đây, Cơ quan Kiểm soát chất độc hại (DTSC) của Mỹ cũng từng đưa ra cảnh báo, ba hóa chất toluene, dibutyl phthalate và formaldehyde trong một số sản phẩm sơn móng có nguy cơ gây sẩy thai, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như tăng nguy cơ bệnh tiểu đường...
 
Việc sử dụng sơn dạ quang hay mực xăm phát sáng để khẳng định mình của giới trẻ sẽ khiến nhiều bạn trẻ có nguy cơ nhiễm phóng xạ hoặc ung thư, do một số chất này có khả năng chứa các nguyên tố phóng xạ. Tuy nhiên, vì giá rẻ lại đẹp, độc, lạ khiến nhiều bạn trẻ vẫn mê mẩn, bất chấp những tác hại khó lường của nó

Nguồn: Cstc.Cand.com.vn

Các tin khác