Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201404/nhieu-ke-ho-de-gian-chui-vao-viet-nam-470211/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201404/nhieu-ke-ho-de-gian-chui-vao-viet-nam-470211/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhiều kẽ hở để gián 'chui' vào Việt Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 05/04/2014, 09:47 [GMT+7]

Nhiều kẽ hở để gián 'chui' vào Việt Nam

Thời gian qua nhiều nông dân đã dính những vố đau, như đua nhau nuôi đỉa, nhổ thảo quả non, rồi khai thác lá vải thiều non, thu mua ốc bươu vàng… để bán sang Trung Quốc. Gần đây dư luận lại xôn xao với câu chuyện "nuôi gián đất" của một số hộ tại tỉnh Bắc Ninh. Điều đáng nói các cơ sở nuôi gián này có lệnh phải tiêu hủy hoàn toàn trong khi họ đã được cấp phép hoạt động của cơ quan chức năng. Sau vụ việc này mới thấy còn rất nhiều kẽ hở để gián đất "chui" vào Việt Nam.
Giấy chứng nhận sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh cấp cho cơ sở nuôi gián đất
Giấy chứng nhận sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh cấp cho cơ sở nuôi gián đất
 
Sự thật chuyện “nuôi gián đất một vốn bốn lời”?
 
Câu chuyện "nuôi gián đất" có vẻ còn rất lạ lẫm với người Việt Nam, chính vì thế việc gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên quyết định nuôi thử nghiệm loại côn trùng này thu hút được khá nhiều quan tâm của dư luận. Ông Nguyên nổi tiếng là người làm ăn giỏi ở huyện Lương Tài, ông đi đầu thử nghiệm nhiều nghề và đã thành công. Sau khi nghe một người bạn  cho biết mô hình nuôi gián đất đang rất thịnh ở Trung Quốc ông đã quyết định lặn lội sang "mục sở thị" các cơ sở này.
 
Ông Nguyên chia sẻ: "Chính mắt tôi đã nhìn thấy những mô hình nuôi gián bên đó rất quy mô. Thấy nó cũng là một mô hình lạ và có thể làm ăn được tại Việt Nam. Hơn nữa bên đó sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm của mình. Tôi vốn là một người nông dân cứ thấy có lợi là làm, thấy hiệu quả là làm. Tôi còn có ý tưởng nhân rộng cho bà con trong địa phương cùng phát triển".
 
Khoảng tháng 8/2013 ông Nguyên quyết định dành gần 200m2 đất để nuôi hơn 1 tạ trứng giống. Riêng tiền trứng gián ông Nguyên đã phải bỏ ra số tiền khoảng 1,7 tỷ đồng. Chuồng trại nuôi gián được ông Nguyên làm hết sức khoa học. Không những vậy để đảm bảo an toàn với "nghề mới" đầu tư tốn kém này ông chủ cơ sở nuôi gián này còn thuê hẳn một "chuyên gia" người Trung Quốc gốc Việt sang là Giang Triệu Vinh tư vấn và chăm sóc. Và chính người đàn ông Trung Quốc này cho biết, sau khi gián trưởng thành sẽ được đem sấy khô rồi xuất bán sang Trung Quốc làm dược liệu.
 
Đầu tư tiền tỷ vào việc thử nghiệm nuôi gián đất, nay ông Nguyên đã mất trắng
Đầu tư tiền tỷ vào việc thử nghiệm nuôi gián đất, nay ông Nguyên đã mất trắng
Ông Nguyên khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng đã trải qua một quá trình tìm hiểu, thị sát rất kỹ loài gián này. Hiện ở Trung Quốc đây là loài được nuôi rất rộng và cho lợi nhuận cao. Như để khẳng định lời của mình, ông Nguyên đưa ra một chiếc đĩa DVD có nội dung: "Phóng sự của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện. Phản ánh đầy đủ kỹ từ đầu tư đến khâu thu hoạch". Tuy vậy theo như ông Nguyên việc nhập giống gián từ Trung Quốc về Việt Nam chủ yếu là tự sang bên đó bắt mối và mang về theo kiểu "xách tay", không qua Hải quan, Thú y. Số lượng bao nhiêu cũng sẽ được đáp ứng. Giá trứng gián khoảng 130 nhân dân tệ/kg (gần 450.000 đồng). Theo tỉ lệ thì mỗi 1kg trứng gián sẽ nở được 16.000 con gián đất con.
 
Mất tiền tỷ, ai chịu trách nhiệm?
 
Cơ sở nuôi gián của ông Nguyễn Đình Nguyên và một số hộ dân khác đi vào hoạt động, chuẩn bị cho thu mẻ gián đầu tiên thì cơ quan chức năng đã có quyết định tiêu hủy toàn bộ với lý do "gián là côn trùng bị cấm không được nuôi tại Việt Nam".
 
Điều đáng nói ở đây trước khi có lệnh tiêu hủy, chưa hề có cơ quan chức năng nào cho phép nhập gián đất vào nội địa. Vì thế có thể nói đây là giống đang nuôi lậu! Điều khó hiểu là trước đó Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh còn có cả công văn gửi Bộ NN&PTNN đề nghị cho phép nuôi gián đất. Đặc biệt hơn nữa chính Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tỉnh Bắc Ninh cũng cấp giấy phép cho cơ sở nuôi gián đất của ông Nguyễn Đình Nguyên.
 
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 2 ngày 3/22013 do Sở KHĐT cho Công ty TNHH Cơ khí thương mại Hoàng Hiệp có trụ sở tại thôn Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài trong đó có ở điểm 11 mục 3 về "ngành nghề kinh doanh" có ghi rõ: "chăn nuôi các: Chăn nuôi con gián".
 
Như vậy với giấy đăng ký được Sở KHĐT cấp phép này, Công ty Hoàng Hiệp đã được phép nuôi gián đất hợp pháp. Không giấu được bức xúc bỗng dưng mất trắng hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Đình Nguyên nói: "Cơ sở của chúng tôi đã được Sở KHĐT cấp phép cho đăng ký kinh doanh nên tôi mới nuôi. Nếu không được nuôi thì đừng cấp phép cho tôi nữa, bao nhiêu tiền của tôi đầu tư. Nào là con giống, chuồng trại, nhân công và cả thức ăn nữa. Tiền tỷ chứ ít ỏi gì đâu. Đúng hôm gián của tôi bị đem đi thiêu hủy thì bên đối tác họ gọi điện làm hợp đồng thu mua. Giờ tôi biết kêu ai?".
 
Dứt lời ông Nguyên tính toán, với giá bán sang Trung Quốc là 200.000 đồng/kg gián tươi, gián phơi khô là trên 11 triệu/kg. Nếu với quy mô của ông, thuận buồm xuôi gió ông hoàn toàn có thể thu được khoảng 40 tấn gián thành phẩm (gián đất đã qua phơi hoặc sấy). Trừ hết chi phí đầu tư, chuồng trại, nhân công, giống, thức ăn ông cũng lãi tới 2 tỷ đồng.
 
Gián đất được người Trung Quốc dùng để làm dược liệu?
Gián đất được người Trung Quốc dùng để làm dược liệu?
 
Ông Nguyên nhấn mạnh thêm, từ khi nuôi gián đất đến khi bị tiêu hủy đã từng có 3 đoàn từ cấp Trung ương đến tỉnh, huyện, xã kiểm tra nhưng chỉ lấy mẫu trứng mang đi. Sau đó không có thông báo gì nên cơ sở của ông Nguyên vẫn tiếp tục nuôi và phát triển.
 
Thiết nghĩ câu chuyện về ốc bươu vàng, đỉa, lá vải non, dễ sim… vẫn còn là một bài học nhãn tiền. Cơ quan chức năng, đặc biệt là người dân cần hết sức tỉnh táo trước những "chiêu bài" của thương lái nước ngoài.  
 
Trao đổi về vấn cấp phép cho các cơ sở nuôi gián đất với chúng tôi ông Ngô Tân Phượng, Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh cho biết:
 
Trước tiên phải khẳng định, doanh nghiệp làm cũng sai. Bởi khi doanh nghiệp "nhặt" cái đó theo đúng nguyên tắc là phải thông qua các quy định. Nhưng ở đây doanh nghiệp cũng chỉ nhập hàng theo kiểu "xách tay". Sang bên Trung Quốc làm ăn, thấy thế rồi xách tay mang về. Cái cấp đăng ký kinh doanh theo quy định là tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi cấp rồi thì các bước tiếp theo Nhà nước có quy định gì thì anh phải làm, cần đến các cơ quan chức năng nào thì anh phải đến chỗ đó.
 
Việc cấp giấy kinh doanh cho ông Nguyên nói gì thì nói, các văn bản của Nhà nước, trong đó có quy định của Bộ NN&PTNT là một số các danh mục được nuôi thì con gián đất này không nằm trong danh mục đó. Nhưng trong quá trình xử lý hồ sơ thì anh em đã cấp rồi. Khi vào cuộc thì mọi người mới bắt đầu tìm hiểu. Ngay cả Sở chuyên ngành đến lúc hỏi cũng phải xin ý kiến Bộ. Chúng tôi chủ yếu là dân kinh tế tài chính, không thể hiểu hết tất cả các lĩnh vực. Tất nhiên trong quá trình làm thì phải tìm hiểu, thế nhưng cũng không tránh khỏi những sơ suất.
 
Trong giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp Hoàng Hiệp thì có tới 11 danh mục, trong đó việc nuôi gián đất là một danh mục bổ sung. Hiện Sở Kế hoạch Đầu tư đã giao cho một đơn vị độc lập để rà soát lại và có tham mưu cho lãnh đạo. Mọi thứ cần phải đợi cơ quan chức năng vào cuộc xem lỗi do bên nào.
Ông Vũ Thái Ninh - Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN&PTNT Bắc Ninh) cho biết: "Chiều 17/3 vừa qua, Sở mới chính thức nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ về xử lý vi phạm tự ý nhập khẩu và nhân nuôi gián đất. Sau khi UBND tỉnh nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ, ngay sáng 18-3, tỉnh đã ra Văn bản 498 chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan ban ngành gồm Sở NN&PTNT, Sở TNMT… cùng chính quyền xã Xuân Lai của huyện Gia Bình và xã Quảng Phú, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, về việc xử lý, tiêu hủy gián đất và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 21/3".
Tại văn bản trả lời Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh mới đây nhất, Bộ NN&PTNT khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ tài liệu khoa học chính thức nào tại Việt Nam chứng minh công dụng chữa bệnh của gián đất.
 
Vào tháng 8/2013, một trang trại nuôi gián đất trên địa bàn thị xã Đại Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã bị sổng chuồng gần 1 triệu con ra bên ngoài. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc phải cử 5 nhà điều tra tới khu vực để lên kế hoạch tiêu diệt số gián thoát ra này.
 
Từ thực tế lo ngại ở ngay bên Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, bày tỏ, gián đất là loại côn trùng sống ở môi trường tự nhiên rất tốt, khả năng sinh sản nhanh, là loại côn trùng có hại, nguy cơ gây hại tới môi trường rất cao, cần phải tiêu hủy. Do đó, ông Trọng nhấn mạnh việc tự ý nuôi gián đất là đã vi phạm pháp luật, nếu không xử lý nghiêm, tới đây lại có thêm một số sinh vật gây hại khác nhập vào Việt Nam, gây hại cho môi trường. Trước đây, chúng ta đã có bài học kinh nghiệm đối với trường hợp ốc bươu vàng, và mới nhất là câu chuyện về con chồn nhung đen... khi chưa được kiểm nghiệm mà nhập vào nuôi là rất nguy hiểm.

 

.

CSTC