Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201203/18911-tan-nat-rung-dau-nguon-bien-gioi-viet-lao-398478/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201203/18911-tan-nat-rung-dau-nguon-bien-gioi-viet-lao-398478/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tan nát rừng đầu nguồn biên giới Việt - Lào - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 12/03/2012, 14:16 [GMT+7]
18911

Tan nát rừng đầu nguồn biên giới Việt - Lào

Chỉ trong thời gian rất ngắn thực hiện đợt truy quét lâm sản bị khai thác trái phép, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện tại các tiểu khu 2, 12, 22 và 21 thuộc rừng đầu nguồn biên giới khe Sinh, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, địa bàn do Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn quản lý gần 1.000 phiến gỗ các loại, với khối lượng lên đến gần 300 m3.
 
Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đã xảy ra hàng năm trời nhưng do sự bao che, tiếp tay của một số ban, ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương nên lâm tặc mặc sức lộng hành, khiến hàng trăm hecta rừng đầu nguồn biên giới đã bị “xẻ thịt” không thương tiếc. 
 
Hàng trăm m3 gỗ khai thác trái phép bị tịch thu
 
Theo dấu chân lâm tặc
 
Xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn là xã nằm giáp ranh với biên giới Việt - Lào, có tổng diện tích đất lâm nghiệp 17.608 ha; trong đó, diện tích được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (thuộc Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn) quản lý là 9.584,8 ha; xã Sơn Hồng quản lý hơn 4.109 ha; 3.336 ha rừng sản xuất do các hộ gia đình quản lý.
 
Trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng, các chủ rừng đã không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép gây bức xúc trong dư luận.
 
Từ thị trấn Hương Sơn ngược về xã Sơn Hồng khoảng 40km. Để vào được khu vực rừng đầu nguồn biên giới Việt - Lào (khu vực bị tàn phá) thì chỉ có một con đường duy nhất và phải qua 3 trạm gác lâm sản gồm Kiểm lâm, Đồn Biên phòng 565 và Ban quản lý Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn.
 
Thế nhưng, trên cung đường này, gỗ, lán trại của lâm tặc được dựng, tập kết ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật. Tại Trạm kiểm soát lâm sản Sơn Lĩnh (xã Sơn Lĩnh), thuộc Hạt Kiểm lâm Hương Sơn, một đống gỗ đã được sơ chế chất ngổn ngang gần trăm mét dài.
 
Tiếp đến, Trạm kiểm soát Biên phòng Đá Gân, đóng tại xã Sơn Hồng một đống gỗ to, đầy đủ chủng loại với số lượng khoảng gần 50m3 nằm la liệt hai bên vệ đường mà theo lý giải của cán bộ trực trạm thì đây là số gỗ vừa thu được của lâm tặc, tại các tiểu khu 2, 12, 22 và 21 thuộc rừng đầu nguồn biên giới khe Sinh, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.
 
Địa bàn này do Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn quản lý. Từ đây, theo dấu con đường mòn rộng chưa đầy 1m, gỗ nằm ngổn ngang, la liệt dọc đường đi. Đến tiểu khu 2, sát biên giới Việt - Lào, những chiếc lán dã chiến đã được mọc lên để phục vụ cho công cuộc triệt hạ rừng đầu nguồn giữa đại ngàn. Những thân gỗ có đường vanh khoảng vài ba mét bị đốn hạ ngổn ngang, những phiến gỗ vuông rộng khoảng 30 cm - 40 cm dài 3m - 4m, nằm rải rác khắp rừng.
 
Cũng tại tiểu khu này, thoạt trông như thể có một đại công trường gỗ. Máy móc, cáp tời vẫn còn vứt ngổn ngang và càng đi sâu, hàng trăm cây gỗ lớn đã bị chặt hạ, chỉ còn trơ lại gốc. Tính đến ngày 5/3, sau khi tổ chức truy quét, tịch thu gỗ khai thác trái phép, các đơn vị chức năng đã thu giữ tại khu vực này 955 tấm gỗ với tổng khối lượng ước tính khoảng 300m3.
 
Ai tiếp tay cho lâm tặc phá rừng?
 
Theo báo cáo của lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khu vực rừng đầu nguồn nói trên thì từ tháng 7/2011, Công ty đã phát hiện tại các tiểu khu 2, 12 và 22 thuộc khe Sinh, xã Sơn Hồng có hơn 100m3 gỗ bị đốn hạ.
 
Sau khi phát hiện, Công ty báo cáo cho phía Hạt Kiểm lâm Hương Sơn và Đồn Biên phòng 565 rồi báo cáo lên cấp trên và các đơn vị này đã cùng thống nhất với lãnh đạo huyện Hương Sơn, bàn giao lại cho Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn tiến hành thu hồi chứ không báo cáo với Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cũng như UBND tỉnh để bàn cách xử lý.
 
Sự việc bị vỡ lở khi thông tin trên được đích thân Chủ tịch Võ Kim Cự nắm và ông này đã lệnh cho lực lượng biên phòng kiểm tra, tịch thu số gỗ bị phát hiện. Tại đợt kiểm tra này, ngoài 143 m3 gỗ được phát hiện trước đó, đoàn kiểm tra đã phát hiện thêm gần 107 m3 gỗ các loại.
 
Một cây gỗ bị đốn hạ, chỉ còn trơ gốc
 
Để đấu tranh làm rõ các hành vi vi phạm quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra tại địa bàn xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, ngày 20/7/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Công an tỉnh lập chuyên án để điều tra vi phạm của các tổ chức, cá nhân và chuyên án mang bí số KR-08.11 đã được thành lập do Công an huyện Hương Sơn chủ trì.
 
Ngày 19/9/2011, Ban chuyên án đã có báo cáo kết luận điều tra, nhưng số gỗ thu được chỉ là 45 m3, do không chứng minh được toàn bộ số gỗ do một hoặc nhóm đối tượng nào khai thác và khai thác trong quãng thời gian cụ thể nên chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
 
Ngày 1/11/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 3496/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại của rừng do bị khai thác trái phép từ năm 2010 - 2011 tại địa bàn xã Sơn Hồng. Sau 10 ngày kiểm tra, đến ngày 17/11/2011, Đoàn có báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại lên UBND tỉnh.
 
Báo cáo này nêu rõ: “Đoàn kiểm tra 100% diện tích của 6 khoảnh, thuộc 5 tiểu khu với tổng diện tích 706 ha hiện do Công ty TNHH MTV LN&DV Hương Sơn và UBND xã Sơn Hồng quản lý. Kết quả cho thấy, đối với diện tích do Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn quản lý kiểm tra 5 khoảnh, 4 tiểu khu phát hiện 51 gốc gỗ bị chặt, một số còn để lại gỗ, một số chỉ còn lại gốc với khối lượng bị thiệt hại ước 39,54 m3.
 
Rừng thuộc xã quản lý có 34 gốc bị chặt với tổng khối lượng thiệt hại hơn 32 m3”. Trong khi đó, theo số liệu chúng tôi có được, tính từ ngày thực hiện truy quét, từ ngày 14/2 đến ngày 5/3/2012, đã phát hiện, tịch thu được 955 tấm gỗ với tổng khối lượng thiệt hại ước tính khoảng 300m3 (báo cáo của đoàn khảo sát thì khối lượng gỗ bị thiệt hại chỉ nằm ở con số 141 m3).
 
Gỗ rừng vẫn ào ạt về xuôi
 
Thậm chí, dù đang trong quá trình truy quét lâm sản trái phép nhưng khi đi kiểm tra, hai bên tuyến đường huyết mạch dẫn vào khu vực biên giới vẫn có đến 5 nhà tạm lâm tặc dựng lên, quá trình phá rừng vẫn tiếp diễn.
 
Ông Lê Đình Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại UBND tỉnh đã giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì thực hiện truy quét, thu hồi toàn bộ số lâm sản bất hợp pháp tập kết về nơi quy định đúng pháp luật. Đồng thời, cũng đã đề nghị Công an tỉnh điều tra, làm rõ tính chất nghiêm trọng của vụ việc, trách nhiệm những tập thể, cá nhân có liên quan để khi đủ cơ sở sẽ khởi tố đúng quy định pháp luật. 

Thiên Thảo - Thanh Hà
.