Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201901/luat-an-ninh-mang-nguoi-bao-ve-dac-luc-thoi-40-833212/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201901/luat-an-ninh-mang-nguoi-bao-ve-dac-luc-thoi-40-833212/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Luật An ninh mạng - Người bảo vệ đắc lực thời 4.0 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 08/01/2019, 14:20 [GMT+7]

Luật An ninh mạng - Người bảo vệ đắc lực thời 4.0

1-1-2019, đó là dấu mốc Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực và đi vào đời sống. Đó vốn dĩ  là một dự thảo Luật gây tranh luận gay gắt trên mạng xã hội, mà trong đó, có những ý kiến cực đoan, thiển cận cho rằng đây là cách để triệt tiêu dân chủ.
 
Bản chất của Luật An ninh mạng
 
Hà Quang Minh
 
Đúng nửa năm trước, khi có những tranh luận nổ ra, tôi cũng là người hào hứng tham gia vào tranh luận ấy. Kết quả, có những người bạn chơi từ rất lâu, chỉ vì khác quan điểm, đã vào trang cá nhân của tôi chửi rủa, thoá mạ, cho rằng tôi là một dạng “dư luận viên”.
 
Nhiều người vì bất đồng đã xóa kết bạn, chặn tài khoản của tôi lại, không cho phép tiếp cận với tài khoản của họ. Tôi cũng đã buộc phải gỡ bỏ kết nối với một số bạn bè từng rất thân. Có người là một nghệ sỹ, Việt kiều Mỹ. Anh đã không về Việt Nam từ hơn chục năm nay, và anh nhìn về nước với một đôi mắt tiêu cực.
 
Trước khi tôi gỡ chế độ bạn bè với anh, để khỏi đọc những dòng cực đoan quá, tôi từng có lần bình luận trên trang cá nhân của anh về chuyện Luật An ninh mạng. Anh cho rằng chỉ có mỗi Việt Nam làm điều đó chứ chẳng nước nào làm cả.
 
Tôi trả lời anh rằng: “Thưa anh, Mỹ đã làm từ cách đây vài năm. Mỹ có luật an ninh mạng của Mỹ, nếu anh sống ở Mỹ, anh nên tham khảo”. Từ đó, tôi quyết giữ anh như người bạn nghệ sỹ ngoài đời, chứ không phải một bằng hữu trên mạng vì e rằng, sẽ có những đụng chạm mất đi cái tình.
 Sự ra đời của Luật An ninh mạng là cần thiết và tất yếu.
Sự ra đời của Luật An ninh mạng là cần thiết và tất yếu.
Chửi rủa, thoá mạ, rồi sau đó chặn đối tượng không cho liên kết là một hành vi phi dân chủ thực sự. Tôi không hiểu sao những con người mang nặng hành vi cực đoan, phi dân chủ như thế lại âu lo về dân chủ trên mạng xã hội.
 
Thực sự, mạng xã hội mang lại một diễn đàn mở, cho phép quyền phát ngôn được nới rộng biên độ hơn nhiều lần. Nhưng song song đó, nó cũng mang lại những nguy cơ rất lớn đến an ninh, từ an ninh quốc gia cho tới an ninh cá nhân. Kể từ khi có Internet và thanh toán trên Internet ra đời, nạn mất cắp dữ liệu thẻ tín dụng bùng nổ.
 
Và đừng nghĩ chỉ có việc quẹt thẻ tại quầy hàng mới khiến chúng ta mất an toàn thanh toán cá nhân như thế. Mạng xã hội và thương mại điện tử là môi trường lý tưởng nhất để mỗi chúng ta có thể là nạn nhân chỉ 1 phút sau mà thôi. Bởi thế, mỗi quốc gia đều rất cần luật an ninh mạng để bảo vệ không chỉ thể chế mà còn cả công dân của mình.
 
Những ngày cuối năm 2018, câu chuyện đáng lưu tâm nhất chính là chuyện du khách Việt Nam gặp nạn vì bom khủng bố ở Ai Cập. Và ở tầm quốc tế, còn có cả câu chuyện của nhóm Gilets jaunes (nhóm biểu tình áo gile vàng) ở Pháp. Gilets jaunes không chỉ là biểu tình đơn thuần, mà còn đốt phá, bạo động.
 
Thậm chí, đến ngày cuối cùng của năm 2018, Paris vẫn còn chìm trong hỗn loạn, khói đen che mờ cả tháp Eiffels. Có nhiều nguyên nhân để tạo nên sự bất bình đó của nhóm Gilets jaunes, nhưng sẽ khó có thể dấy lên thành bạo động một cách dễ dàng như vậy nếu không có mạng xã hội.
 
B.D.Savana, một đồng nghiệp báo chí đang ở Paris của tôi, người theo dõi sát sao chính trị quốc tế, trong một trao đổi trên facebook đã nói rằng “Vâng, chính facebook là một công cụ hữu hiệu để gilets jaunes có thể dễ dàng xách động như thế này”.
 
Điều B.D.Savana nói không mới nữa. Cách mạng ở Bắc Phi cũng được hỗ trợ rất mạnh mẽ bởi công cụ là mạng xã hội. Và từ một Bắc Phi đang ổn định, là tâm điểm thu hút du lịch suốt nhiều thập niên, bây giờ nơi đó chỉ còn âu lo, với những quả bom như những gì nạn nhân người Việt đã gặp phải.
 
Vài năm trở lại đây, chúng ta nói rất nhiều về tin giả, về tác hại và nguy cơ mà nó có thể gây ra cho mỗi quốc gia, vùng, cộng đồng. Không có mạng xã hội, tin giả không thể phát tán nhanh đến thế. Và bây giờ, khi Luật An ninh mạng đi vào đời sống, với những quy định chuẩn hoá hành vi của người dùng, không hiểu sao chúng ta lại âu lo đến vậy trong khi lẽ ra, ta nên bình tĩnh hơn suy ngẫm về nó, để thấy mình đang an toàn hơn.
 
Nếu trước đây, ta đưa vu vơ một cái tin vu vơ không kém về ai đó trên mạng, nó phát tán đi và có thể khiến nhiều người tin và ta ngồi đó thong dong hưởng lợi từ việc trở thành một KOL (Key Opinion Leader) có khả năng viết “status lấy tiền quảng cáo” thì bây giờ, hành vi sẽ phải thay đổi nhiều.
 
Đưa ra quan điểm? Ta có quyền. Đưa ra quan điểm có ảnh hưởng đến đối tượng khách quan? Ta cũng có quyền, nhưng ta cần có bằng chứng. Và nếu kiểm lại, có thể cả bạn, cả tôi sẽ giật mình. Bao năm nay, ta quen nhận định một cách hứng khởi về vấn đề nào đó bất chấp việc ta có bằng chứng hay dữ liệu về nó hay không. Thói quen chỉ cần dùng cảm xúc và ngoa ngữ một chút là đủ đã khiến ta chủ quan, và bắt đầu dân chủ quá trớn.
 
Xin kết lại vấn đề đáng nói này bằng một từ tiếng Anh: từ Toxic. Nó có nghĩa là “độc dược” và nó được Oxford lựa chọn là mục từ của năm 2018. Mỗi năm, Oxford lựa chọn một “mục từ của năm” theo xu hướng của xã hội, hoàn cảnh chính trị, văn hoá và xã hội. Và độc dược mà Oxford lựa chọn là vì lý do nó thịnh hành trong năm ở những ngữ cảnh như “khí độc” (khủng bố) và đặc biệt là “mối quan hệ” và “văn hoá”.
 
Hai yếu tố “mối quan hệ” và “văn hoá” sở dĩ được lựa chọn bởi thế giới đã nhận thấy khả năng đầu độc người khác bằng thông tin trên mạng xã hội đã phổ biến chừng nào. Và chỉ cần lý do ấy thôi, bây giờ, bạn nghĩ Luật An ninh mạng thực ra cần thiết nhường nào?
 
Một phương tiện cần thiết để chống nguy cơ dân túy
 
Nguyễn Thị Thanh Lịch, Luật sư, TP Hồ Chí Minh
 
Nhìn riêng ở góc độ xã hội, ngày nay cả thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ lây lan của chủ nghĩa dân túy, cho dù đó là nước Anh với truyền thống chính trị bảo thủ, nước Mỹ tự nhận là cởi mở và dân chủ hay nước Pháp của nghệ thuật và thi ca. Những thông tin không được kiểm chứng, tin giả, những nguy cơ không có thật… dễ dàng bị thổi phồng và lây lan nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, loang rộng, có thể thể gây xáo trộn xã hội, thậm chí có thể tạo ra sự hỗn loạn tàn phá.
Các cuộc Cách mạng màu ở Bắc Phi, phong trào Brexit tách nước Anh ra khỏi châu Âu, gần hơn là phong trào áo gile vàng tàn phá Thủ đô nước Pháp đều khởi nguồn từ màu sắc dân túy, cộng với tinh thần dân tộc cực đoan gây nên. Sau tất cả, những người trong cuộc, cả những người đã từng tham gia đều nhìn thấy vô số điều đáng tiếc và phần lớn đều ao ước giá điều đó đừng xảy ra.
 
Khác với các cuộc Cách mạng cổ điển, các phong trào vừa nhắc tới đều khó có thể chỉ ra bắt nguồn từ đầu, hầu như không có hạt nhân lãnh đạo, không có cương lĩnh và mục đích đấu tranh rõ ràng, không hướng tới sự thay đổi tốt đẹp cho xã hội. Nhưng nó lại bùng phát và lây lan rất nhanh. Tất cả đều qua mạng Internet không được kiểm soát đủ chặt.
 
Chỉ một thông tin giả, một nguy cơ bị thổi phồng, một cuộc bạo loạn cũng có thể bùng lên, dai dẳng. Và khi đó, thông tin hỗn loạn tiếp tục chồng lớp, hướng những người tham gia vào các hành vi vô chính phủ, hư vô chủ nghĩa, thiên về đập phá, mang khuynh hướng cực hữu.
 
Các cuộc bạo loạn gần đây đang sản sinh ra một khuynh hướng chính trị mới: khuynh hướng thiên tả khuynh hữu, rõ nét và dễ thấy nhất là phong trào Áo gile vàng ở Pháp vừa qua. Khởi đầu, nó chỉ là sự bất bình của quần chúng lao động lớp dưới trong xã hội (nhất là trong cộng đồng người lao động nhập cư). Phong trào dấy lên từ việc phản đối chính phủ tăng giá nhiên liệu.
 
Người lao động xuống đường với mong muốn hòa bình, đòi chính phủ quan tâm hơn đến các vấn đề lao động, tiền lương, giá xăng dầu hợp lý… nhằm bảo đảm tốt hơn điều kiện sống khó khăn của họ. Đó là màu sắc thiên tả.
 
Nhưng, khác với các cuộc đấu tranh thiên tả trước đây, người biểu tình đã từ chối đưa yêu sách cụ thể, từ chối - hay nói cách khác là không có - người đại diện, công đoàn… để đưa ra yêu sách, yêu cầu. Gọi là đấu tranh nhưng đám đông cũng không có mục đích cụ thể, chỉ ngày càng nhiều hơn những hành vi tập thể thiên về đập phá, gây rối và không ngần ngại tạo ra những xung đột, xô xát với cơ quan chức năng.
 
Những cuộc tụ tập lực lượng đều được loan truyền theo cấp lũy thừa trên mạng xã hội nên không thể phát hiện và ngăn chặn. Và cuối cùng là tình trạng mất kiểm soát, gây tàn phá cả cơ sở vật chất lẫn sự bình an tinh thần cho xã hội. Hơn thế nữa, nó lây lan rất nhanh sang các địa phương khác, các quốc gia khác.
 
Ở Việt Nam, phải thừa nhận rằng, với những yếu kém kéo dài trong quản lý xã hội, nhiều đối tượng đã lợi dụng mầm mống nguy cơ đó như một cơ hội để phá hoại các thành quả mà đất nước đã đạt được, từ đại đoàn kết dân tộc, sự phát triển, đời sống bình an… tiến tới mục đích cao nhất là kích động để loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng và mục tiêu XHCN.
 
Mạng xã hội, Internet chính là “chiến trường”, là “mặt trận” mà các thế lực này nhắm đến để hoành hành. Sự ra đời của Luật An ninh mạng, do đó là phương tiện và công cụ hết sức cần thiết để bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ đất nước, bảo vệ đời sống bình an của người dân.
 
Sự phản ứng cực đoan của một bộ phân người dân, người dùng mạng xã hội đối với Luật An ninh mạng chỉ chứng tỏ yếu tố dân túy đã ăn sâu bén rễ trong đời sống ý thức ở thời điểm hiện tại. Nó đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải chủ động, tích cực hơn trong việc tuyên truyền và giải thích. Không làm được điều đó, truyền thông chính thống sẽ vẫn còn chậm chân hơn mạng xã hội. Và những nguy cơ về sự hỗn loạn từ sai lệch, méo mó thông tin vẫn còn treo lơ lửng.
 
Nếu trong sáng, người dùng mạng không cần lo lắng
 
Andy Mai, Công ty Viettel, TP Hồ Chí Minh
 
Với mạng xã hội, chưa bao giờ người dân lại có điều kiện tự bày tỏ chính kiến, cảm xúc xã hội như lúc này. Mark Zukerberg, người sáng lập ra Facebook, mạng xã hội lớn nhất toàn cầu đã từng phát biểu đại ý rằng, nếu bạn không có ý định hãm hại người khác hay vi phạm luật pháp, bạn có toàn quyền đăng lên trang cá nhân của mình bất kỳ điều gì bạn muốn, kể cả những điều đi ngược lại ý kiến, thậm chí bị coi là phản cảm đối với người khác.
 
Trong thực tế, nhận thức của người dùng mạng đối với quyền tự do cá nhân với sự tuân thủ luật pháp, tuân thủ những chuẩn mực đạo đức xã hội chung đã ngày càng trở nên không rõ ràng. Khả năng kết nối và lan truyền quá lớn, quá nhanh của mạng xã hội đã vô tình tiếp tay cho những hành vi sai trái, quan điểm sai trái, trong rất nhiều trường hợp là sự vi phạm luật pháp và gây hại cho cộng đồng, dù cố ý hay không cố ý.
 
Luật An ninh mạng ra đời, do đó trở nên một định chế pháp lý cần thiết nhằm bảo đảm quyền tự do cá nhân trên mạng không bị xâm hại, đồng thời tránh và hạn chế những sự phá hoại, những hành vi trái luật pháp, trái đạo đức một cách cố ý trên không gian mạng. Nó là một phương tiện pháp lý cần thiết đã được nhiều quốc gia áp dụng, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của họ.
 
Luật An ninh mạng, do đó mang ý nghĩa bảo vệ rõ ràng hơn. Nó chỉ trở thành công cụ trừng phạt đối với những ai cố tình vi phạm luật pháp, xâm hại quyền lợi và tự do của cá nhân, cộng đồng một cách cố ý nhằm phục vụ mục đích cá nhân.
 
Trong 6 nhóm hành vi bị cấm quy định trong điều 8 Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019, không có bất kỳ điều khoản nào thể hiện việc cấm người dùng mạng bày tỏ chính kiến hay cảm xúc. Tất cả chỉ nhằm nghiêm cấm các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp, xâm hại quyền lợi vật chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
 
Một so sánh đơn giản, bạn có thể chê một hoa hậu xấu theo cảm quan của bạn nhưng bạn không thể vu cáo cô gái ấy, vu cho cô những việc mà bạn không có bằng chứng rõ ràng, kiểu như đã hối lộ, đút lót để giành vương miện, dù nhan sắc không xứng một hoa hậu.
 
Nói tóm lại, luật là của chung, bình đẳng cho mọi người. Nếu tỉnh táo và trong sáng, không mang ý đồ xấu, chúng ta không cần phải lo lắng trước Luật An ninh mạng hay bất kỳ một bộ luật cụ thể phù hợp với hiến pháp và luật pháp nào khác. Hiểu đúng nghĩa, thêm Luật An ninh mạng, xã hội đang có thêm một phương tiện bảo vệ.
 
Tham gia thế giới mạng: Muốn an toàn cần tuân thủ luật pháp
 
Trương Công Tuấn, Giám đốc Công ty Phần mềm Nexsoft
 
Là người hoạt động trên không gian mạng, tôi quá rõ những nguy cơ đối với cá nhân, tổ chức, quốc gia… đến từ hành vi tấn công mạng. Tôi có một số server trên mạng dùng cho khách hàng chạy chương trình quản lý. Cứ đều đặn mỗi giây có một cuộc tấn công vào cơ sở dữ liệu, địa chỉ tấn công đều đến từ Trung Quốc, không trừ bất kỳ ngày nào kể cả chủ nhật hay lễ tết. Cuộc chiến bảo vệ an ninh, an toàn trên mạng vì thế trở nên vô cùng quan trọng trong thời đại công nghiệp 4.0, nếu không nói đó là cuộc chiến mang ý nghĩa quyết định, sống còn.
An ninh mạng về bản chất là một cuộc chiến chống lại tin tặc xâm hại tài sản số và xâm lăng lãnh thổ không gian mạng. Đây là cuộc chiến rất rõ ràng về chiến tuyến. Tin tặc là cá nhân hoặc tổ chức tội phạm có mục tiêu cụ thể, có kỹ thuật. Tin tặc sẽ thâm nhập vào hệ thống server và router (thiết bị định tuyến), cài cắm các phần mềm để ăn cắp thông tin và khi cần sẽ chiếm quyền kiểm soát.
 
Hạ tầng viễn thông quốc gia có thể xem là lãnh thổ vật lý của không gian mạng. Xâm chiếm được hạ tầng viễn thông tương đương một cuộc xâm lược địa lý. Việt Nam đang dùng rất nhiều thiết bị của hãng Huawei và ZTE cho hạ tầng viễn thông. Cả hai hãng này của Trung Quốc đều đang bị Anh và Mỹ và nhiều nước khác xếp hạng nguy hiểm cho an ninh quốc gia của họ.
 
Vụ Canada bắt giữ "Công chúa Huawei" gần đây là một ví dụ cụ thể. Ở mức độ nhỏ lẻ, tin tặc sẽ ăn cắp thông tin cá nhân hoặc thông tin kinh doanh của doanh nghiệp, đánh sập vài trang web. Mức độ cao hơn sẽ là ăn cắp bí quyết công nghệ, bí mật an ninh quốc phòng, đánh phá làm tê liệt hệ thống thông tin quốc gia.
 
Tìm hiểu kỹ Luật An ninh mạng, tôi cảm thấy yên tâm hơn, bởi chúng ta đã có một hành lang pháp lý cụ thể và khá đầy đủ để tạo làm cơ sở bảo vệ an ninh, an toàn mạng cho cá nhân, tổ chức và quốc gia. Tựu trung, Điều 8 Luật An ninh mạng (có hiệu lực từ 1/1/2019) quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng gồm:
 
1. Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
 
2. Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
 
3. Sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
 
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
 
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
 
6. Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật.
 
Như vậy, tất cả các nội dung Luật An ninh mạng đều không mang yếu tố hạn chế hay cấm đoán quyền bày tỏ chính kiến nếu không có những âm mưu, dự định đen tối, không có hành vi trái pháp luật. Luật An ninh mạng rõ ràng sẽ không gây tổn hại hay tạo ra sự hạn chế nào đối với người dùng mạng. Ngược lại, nó là một công cụ hữu hiệu và cần thiết, một Người Bảo Vệ đắc lực cho bạn về mặt luật pháp. 
.

Nguồn: CAND

.