Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201804/tan-thanh-trinh-du-an-luat-canh-sat-bien-viet-nam-tai-ky-hop-thu-5-quoc-hoi-khoa-xiv-789319/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201804/tan-thanh-trinh-du-an-luat-canh-sat-bien-viet-nam-tai-ky-hop-thu-5-quoc-hoi-khoa-xiv-789319/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tán thành trình dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 11/04/2018, 15:55 [GMT+7]

Tán thành trình dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

Sáng ngày 10/4, tại phòng họp Tân Trào - Nhà Quốc hội, sau phiên khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung làm việc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Theo Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 28/3/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (gọi tắt là Pháp lệnh). Theo đó, quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách Nhà nước thực hiện chức năng quản lý an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam.

Qua 19 năm thực hiện Pháp lệnh (sửa đổi, bổ sung một lần năm 2008), Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh,trật tự, an toàn trên biển; góp phần thể hiện hình ảnh Việt Nam là quốc gia ven biển, thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, có trách nhiệm giữ gìn an ninh, hòa bình quốc tế; mong muốn giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm trình bày Tờ trình tóm tắt Dự án Luật

Hiện nay, tình hình vùng biển diễn biến ngày một khó lường, các tình huống liên quan tới quốc phòng – an ninh trên biển liên tiếp xảy ra, do chiến lược, tham vọng, kiểm soát biểu của các nước trong khu vực; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại…; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Vì vậy, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam ngày một nặng nề hơn, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có Luật để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho tổ chức hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, phù hợp với hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Pháp lệnh về Cảnh sát biển Việt Nam, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trong tình hình mới. Thực tiễn thi hành Pháp luật đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần khắc phục để phù hợp với quy định của Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Do vậy, việc xây dựng Luật Cảnh sát biển Việt Nam là cấp bách và cần thiết.

Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt phát biểu tại Phiên họp
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại Phiên họp

Thảo luận, phát biểu tại phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng Luật Cảnh sát biển Việt Nam sẽ góp phần nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về luật hóa các quy định hạn chế con người, quyền công dân; phù hợp với những thay đổi của hệ thống pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đồng thời góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường năng lực quốc phòng – an ninh trên biển; xây dựng, phát triển Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu cũng cho rằng, việc nâng cấp từ Pháp lệnh lên thành Luật cũng góp phần đảm bảo sự tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới; nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam; góp phần khắc phục một số vấn đề bất cập của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008 qua 19 năm thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong thời gian qua đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành như Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường năm 2013, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015…. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bày tỏ băn khoăn và đưa ra một số lý do trong việc cần xem xét kỹ lưỡng hơn việc nâng cấp từ Pháp lệnh lên thành Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu kết luận nội dung làm việc tại Phiên họp

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành việc nâng cấp Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam lên thành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật này. Qua xem xét, thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành việc trình Dự án Luật ra Kỳ họp thứ 5 để Quốc hội khóa XIV xem xét, cho ý kiến.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu tại Phiên họp, tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện và gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trong thời gian tới./.

 

.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội