Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201712/day-manh-tuyen-truyen-pho-bien-giao-duc-phap-luat-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-771281/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201712/day-manh-tuyen-truyen-pho-bien-giao-duc-phap-luat-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-771281/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 12/12/2017, 08:04 [GMT+7]

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

(Congannghean.vn)-Với đặc thù của bà con dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, làm nương rẫy, đời sống khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật còn hạn chế nên tại các huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa, người dân rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các hành vi vi phạm pháp luật. Để nâng cao nhận thức cho bà con, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cấp, ngành quan tâm, chú trọng.

Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Thanh Chương, Đồn Biên phòng Ngọc Lâm cùng người dân trao đổi về công tác tuyên truyền những kỹ năng phòng, chống nạn mua bán người.
Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Thanh Chương, Đồn Biên phòng Ngọc Lâm cùng người dân trao đổi về công tác tuyên truyền những kỹ năng phòng, chống nạn mua bán người.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhằm ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi; đồng thời, triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường nguồn lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đề án.

Đề án chú trọng đến đội ngũ tại địa phương, những cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc theo yêu cầu nhiệm vụ. Mục tiêu của Đề án cũng hướng tới trên 70% đồng bào vùng DTTS và miền núi được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Những năm qua, Nghệ An đã quan tâm đầu tư, ban hành các chính sách hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi. Qua đó, kết hợp, lồng ghép với các chương trình khác để phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền được triển khai sâu rộng hơn ở vùng DTTS và miền núi. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trên tờ báo, trang web chính thống trên địa bàn Nghệ An.

Làm cách nào để những văn bản pháp luật vốn khô cứng, khó nhớ đi vào đời sống của đồng bào DTTS, bởi người dân nơi đây ít được đi học, nhận thức còn hạn chế là điều mà những cán bộ phụ trách nhiệm vụ này trăn trở. Bởi vậy, đặt ra yêu cầu các địa phương, phòng ban chuyên môn của các huyện miền núi, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân một cách gần gũi, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn.

Một cán bộ ở Phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn cho biết, luật, các quy chế, chính sách dưới dạng văn bản thường khô cứng, có tính “hàn lâm”, khó hiểu đối với đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, vì mưu sinh, bà con hằng ngày lên nương rẫy nên đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập trung bà con để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Cuối tháng 11/2017, có dịp theo chân Đội An ninh Công an huyện Thanh Chương phối hợp với Phòng Tư pháp huyện đến xã biên giới Ngọc Lâm là địa phương chủ yếu người dân ở huyện Tương Dương đến định cư, tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nơi đây, chúng tôi mới thấy được những khó khăn bội phần của lực lượng tuyên truyền.

 Cán bộ Phòng Tư pháp UBND huyện Tương Dương và Đồn Biên phòng đến tận nhà dân ở xã Tam Hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Cán bộ Phòng Tư pháp UBND huyện Tương Dương và Đồn Biên phòng đến tận nhà dân ở xã Tam Hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Đại úy Nguyễn Văn Quý, Đội trưởng Đội An ninh cho biết: Để có được buổi tuyên truyền có mặt đầy đủ của bà con như thế này, trước đó, chúng tôi đã phân công CBCS đến từng thôn, bản và thậm chí là lên tận nương rẫy để thuyết phục bà con. Để thu hút đông đảo bà con tham gia và giúp bà con dễ nhớ, dễ hiểu, các CBCS đã xây dựng video phóng sự, phim ngắn… với nội dung ngắn gọn, súc tích liên quan đến Luật Phòng, chống mua bán người và những kỹ năng phòng, chống nạn mua bán người; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng...

Song song với công tác tuần tra, kiểm soát hàng năm, Công an huyện Thanh Chương và các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… đã chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện, tuyên truyền, giáo dục pháp luật lưu động tại các trường học, bản làng để mang kiến thức pháp luật đến gần hơn với đồng bào DTTS. Ngoài ra, còn chú trọng mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ Công an xã, trưởng bản, người có uy tín nhằm giúp họ nâng cao kiến thức pháp luật, từ đó tuyên truyền cho đông đảo người dân trong bản, xã. Đặc biệt, việc cơ quan tư pháp tổ chức xét xử lưu động các vụ án tại nơi có người phạm tội cũng là hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đồng bào DTTS về pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn.

Thời gian gần đây, ngoài sự góp sức của lực lượng Công an và Tư pháp thì còn nhiều tổ chức tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Bộ đội Biên phòng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và ngành Giáo dục…, với nhiều hình thức khác nhau, nội dung tuyên truyền được lựa chọn đa dạng, thiết thực từ Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, đến Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia đình… Nhờ đó, kịp thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, góp phần giải quyết cơ bản những tồn tại, bức xúc như: Giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, vi phạm hành lang ATGT, phòng, chống tai, tệ nạn xã hội, phòng, chống cháy nổ…

Thiết nghĩ, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, cần đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, giúp đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào DTTS dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu khi tiếp cận với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, cần có nguồn kinh phí riêng cho công tác quan trọng này. Qua đó, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống của người dân.

.

Thu Thủy

.