Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201511/da-xa-hoi-hoa-thi-khong-nen-su-dung-ngan-sach-cua-nha-nuoc-648037/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201511/da-xa-hoi-hoa-thi-khong-nen-su-dung-ngan-sach-cua-nha-nuoc-648037/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đã xã hội hóa thì không nên sử dụng ngân sách của Nhà nước - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 21/11/2015, 09:33 [GMT+7]

Đã xã hội hóa thì không nên sử dụng ngân sách của Nhà nước

Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại. Trong đó, vấn đề xã hội hóa được nhiều đại biểu quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền- Lâm Đồng phát biểu tại Hội trường Ảnh: Đình Nam

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền- Lâm Đồng đồng ý việc tiếp tục thực hiện chế định thừa phát lại nhưng phải chấm dứt Nghị quyết thí điểm và dừng việc Nhà nước cấp tiền.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho biết, rất ít nước trên thế giới có cơ quan thi hành án dân sự. Nước ta đã một cơ quan thi hành án, ngang Viện kiểm sát, ngang Tòa án, bây giờ lại có thêm cơ quan thừa phát lại. Theo đại biểu, nếu thí điểm mà giảm được biên chế bộ máy nhà nước, giảm được việc nhà nước bỏ tiền thì nên làm. Còn hiện nay, nhà nước bỏ tiền ra làm thí điểm là rất vô lý.

Đại biểu nhấn mạnh, nếu chúng ta làm thí điểm thừa phát lại thành công, thì Tòa án có giảm được biên chế không? Bởi vì tiền cấp kinh phí cho Tòa án toàn bộ, những đơn vị làm thí điểm là nhà nước bỏ tiền ra tống đạt. Còn nếu bỏ tiền kinh phí của Tòa án ra thuê các văn phòng thừa phát lại đi tống đạt thì không ai làm.

Đại biểu đề nghị Chính phủ ra một Nghị quyết chính thức cho triển khai, nơi nào làm được thì phải giảm được biên chế của tòa án, giảm được biên chế của thi hành án. Nhà nước không bỏ tiền ra mới gọi là xã hội hóa, nếu Nhà nước cứ bỏ tiền ra rồi lại thành lập thêm cơ quan nữa thì đại biểu không đồng tình. Đại biểu băn khoăn, chúng ta biết tống đạt quyết định được đến 69 tỷ, nếu nhà nước cắt tiền này thì thừa phát lại lấy tiền đâu ra? Lấy tiền dân có được không? Nếu Nhà nước cắt tiền thì liệu nó có tồn tại không?

Đại biểu Lê Thanh Vân- Hải Phòng phát biểu tại Hội trường

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Lê Thanh Vân- Hải Phòng cho rằng, việc áp dụng mô hình thừa phát lại phải thỏa mãn được 1 mục tiêu lớn là chức danh của Nhà nước được chuyển giao dần cho xã hội, đây là một xu hướng tiến bộ. Đại biểu cho rằng dịch vụ công chuyển sang dịch vụ tư là một hướng rất tốt. Chúng ta khởi đầu từ việc chuyển hóa chức năng của Nhà nước giao cho các tổ chức xã hội là rất tốt. Điều đó, theo đại biểu phải đảm bảo được 3 mục tiêu:

Một là phải tinh giảm được biên chế của nhà nước, phải góp phần làm sao giảm đi được bộ phận của Nhà nước để thực thi công cụ trong lĩnh vực tư pháp.

Hai là nó phải tiết kiệm được ngân sách, tiết giảm được ngân sách, và ngay cả chúng ta ban hành nghị quyết này cũng phải tính đến cân đối ngân sách của nhà nước, không chỉ cái này mà tất cả các chính sách mới ban hành đều phải tính toán đến ngân sách nhà nước.

Ba là nó phải tạo ra chuyển biến về mặt ý thức pháp luật trong toàn xã hội, tôn trọng một chế định mới để sự tự tôn pháp luật của mỗi công dân tự giác chấp hành pháp luật, giảm đi sự cưỡng chế của Nhà nước. Vì vậy, đại biểu chỉ đồng ý chấm dứt mô hình thí điểm, nhưng không nên và sẽ quá vội vàng để ban hành một Nghị quyết trong đó chứa đựng các vi phạm pháp luật. Vì nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật thực chất là một đạo luật. Trong khi chưa chín muồi thì chúng ta chưa ban hành, mà chỉ cho phép Chính phủ tiếp tục thực hiện các Nghị định và với một sự sửa đổi, bổ sung, cần thiết sau khi đã có tổng kết. 

Đại biểu Hồ Văn Năm- Đồng Nai nhất trí việc thừa phát lại nên xã hội hóa trong lĩnh vực tư pháp nhằm giảm áp lực của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, theo đại biểu, đã xã hội hóa thì không nên sử dụng nhiều ngân sách của Nhà nước. Phải tính toán tiết kiệm ngân sách Nhà nước để phục vụ cho các dịch vụ trong hoạt động tư pháp. Nếu chúng ta xã hội hóa, làm dịch vụ cho các cơ quan tư pháp, nếu so sánh dịch vụ đó cao hơn với các dịch vụ mà bưu điện thực hiện trong thời gian vừa qua thì chúng ta nên tính toán.

Đại biểu Trần Văn Độ- An Giang phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Trần Văn Độ- An Giang cho rằng thừa phát lại là một dịch vụ công, dịch vụ này chúng ta có thể xã hội hóa được. Theo tinh thần tổ chức nhà nước hiện đại thì tất cả các loại dịch vụ mà cảm thấy người dân tự làm được thì Nhà nước không nên làm, để người dân, để xã hội tự tổ chức làm và có hiệu quả tốt hơn. Điều đó sẽ giảm được chi phí xã hội. Không đơn thuần là chỉ ra một tống đạt, một xác minh, mà liên quan đến cả một tổ chức, cả biên chế. Ví dụ, công chứng, ngày xưa khi chúng ta cho thành lập văn phòng công chứng rất nhiều ý kiến cho rằng chúng ta có các phòng công chứng rồi, có tổ chức, có biên chế rồi tại sao lại phải có thêm văn phòng công chứng. Nhưng thực tiễn những năm gần đây cho thấy rằng văn phòng công chứng tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với các phòng công chứng và bộ máy của chúng ta giảm bớt rất nhiều. Đại biểu cho rằng, phải ủng hộ tư tưởng về thừa phát lại, việc này không phải bây giờ mới làm mà tất cả các nước làm rồi.

 

.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội