Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201511/ban-khoan-ve-nang-luc-cua-cong-an-xa-phuong-thi-tran-647714/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201511/ban-khoan-ve-nang-luc-cua-cong-an-xa-phuong-thi-tran-647714/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Băn khoăn về năng lực của Công an xã, phường, thị trấn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 19/11/2015, 14:51 [GMT+7]

Băn khoăn về năng lực của Công an xã, phường, thị trấn

Cho ý kiến về Điều 44 trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an của dự thảo Luật, đa số các ý kiến phát biểu đều cho rằng dự thảo Luật không quy định Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà chỉ giao thực hiện một số hoạt động hỗ trợ cho điều tra, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Đánh giá vai trò của lực lượng công an xã, phường, thị trấn hiện nay, các đại biểu đều cho rằng đây là lực lượng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự cơ sở. Đây là lực lượng thường xuyên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác công an ở cơ sở; gắn bó mật thiết với nhân dân, tổ chức nắm chắc diễn biến tình hình, quản lý chặt các loại đối tượng; trực tiếp tiếp nhận tất cả các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự xảy ra ở cơ sở hoặc do nhân dân trình báo để xử lý hoặc báo cáo công an cấp trên xử lý theo thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật.

Được quản lý chỉ đạo chặt chẽ toàn diện của công an cấp huyện về các mặt công tác công an và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc, về cơ bản công an cấp xã đáp ứng tốt yêu cầu công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được nhân dân tin cậy.

Đại biểu Dương Ngọc Ngưu- Điện Biên phát biểu tại Hội trường Ảnh: Đình Nam

Thảo luận tại hội trường, một số đại biểu bày tỏ lo ngại trình độ kỹ năng điều tra của công an cấp xã cũng còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp chuyên môn thì việc giao cho cơ quan này thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra có thể dẫn đến sai lệch trong hoạt động điều tra, tình trạng bạo hành dùng nhục hình sẽ làm ảnh hưởng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, quyền lợi ích của các cá nhân, tập thể theo Hiến pháp năm 2013 dẫn tới bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan sai của người vô tội.

Đại biểu Đỗ Kim Tuyến- Hà Nội cho biết có khoảng 60% đến 65% các vụ phạm tội bị bắt quả tang và công an cấp xã là nơi đầu tiên tiếp nhận và xử lý các vụ việc này từ đầu, từ khâu lấy lời khai người bị hại, nhân chứng, thu thập vật chứng, bảo vệ hiện trường, thậm chí tham gia bắt giữ người có tội. Trong một số trường hợp do yêu cầu phải truy bắt ngay tội phạm để chống tiêu hủy chứng cứ, tất cả các hoạt động xử lý như thế này thì tôi cho rằng nếu để cơ quan điều tra cấp trên đến thì mất thời gian. Vì vậy, nên giao cho công an cấp xã được thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu và chỉ giới hạn một số hoạt động cần thiết ngay khi tội phạm xảy ra và sau đó chuyển giao ngay cho cơ quan điều tra cấp có thẩm quyền.

Tán thành với quy định của dự thảo Luật, đại biểu Dương Ngọc Ngưu- Điện Biên cũng cho rằng, không cần thiết phải có sự kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt động này. Đại biểu Dương Ngọc Ngưu cho hay những hoạt động này chỉ hỗ trợ ban đầu để chuyển cho cơ quan điều tra hoạt động theo tố tụng, chứ không phải xử lý tin báo tố giác tội phạm nên không cần thiết phải có kiểm sát của Viện kiểm sát.

Đại biểu Lê Hồng Tịnh- Hậu Giang phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Lê Hồng Tịnh- Hậu Giang cho rằng quy định của dự thảo Luật giao cho Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an khi thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo trật tự an ninh, phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, bảo vệ hiện trường, bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, dẫn giải người bị bắt tới cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền là phù hợp với tinh thần thực tế và đảm bảo cho việc phát hiện xử lý tội phạm được nhanh chóng và kịp thời.

Trong khi đó, đại biểu Hà Thị Lan- Bắc Giang cho rằng không nên quy định Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an, trạm công an vào luật này, bởi vì nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã đang được thực hiện theo pháp lệnh, công an xã không được coi là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Đại biểu Trần Văn Độ- An Giang nhấn mạnh, việc quy định trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn công an đảm bảo hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả, nhưng mặt khác chúng ta phải bảo đảm quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Thực tế công an xã là cơ quan bán chuyên trách, đồn công an, công an thị trấn, cơ quan chủ yếu có chức năng bảo vệ trật tự trị an ở khu vực mà chưa phải là những cơ quan, những người được đào tạo chuyên về điều tra hình sự. Vì thế, nếu quy định thẩm quyền các cơ quan này quá chung chung không xác định rõ ràng những gì lực lượng này được làm thì dễ dẫn đến lạm dụng, thậm chí làm sai mà anh em không biết.

Đại biểu Trần Văn Độ- An Giang phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Trần Văn Độ cho rằng công an xã, thị trấn, đồn công an chỉ được tiến hành những hoạt động điều tra khẩn cấp mà không thể không làm, hoặc không thể chờ cơ quan điều tra có thẩm quyền. Ví dụ, nếu nạn nhân sắp chết chờ cơ quan điều tra đến thì không thể đợi cho nên phải lấy lời khai của người đó hoặc lấy lời khai của người biết sự việc là vắng ai nếu không lấy thì sau này rất khó có thể triệu tập những người làm chứng đó... thì chúng ta mới lấy, còn lấy lời khai của người bị tố giác, bắt quả tang, truy nã... cái đó chúng ta bắt giữ rồi có thể để cơ quan điều tra.

 

.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam