Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201810/phan-biet-game-hop-phap-va-game-danh-bac-818901/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201810/phan-biet-game-hop-phap-va-game-danh-bac-818901/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phân biệt 'game hợp pháp' và 'game đánh bạc' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 15/10/2018, 14:56 [GMT+7]

Phân biệt 'game hợp pháp' và 'game đánh bạc'

Trả lời câu hỏi của người dân về việc làm thế nào để phân biệt “game hợp pháp” và “game đánh bạc”? Căn cứ vào đâu để xác định một người tham gia chơi “game đánh bạc”? Và nếu vô tình chơi game trên mạng internet mà không biết đó là trang mạng chuyên sử dụng để hoạt động “game đánh bạc” thì có phạm tội không?
 
Bộ Công an cho biết, “game hợp pháp” là các trò chơi điện tử đã được phê duyệt nội dung, kịch bản và được cung cấp bởi các doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 (danh sách các doanh nghiệp và trò chơi được cấp giấy phép đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, đường dẫn: https: //dvc.mic.gov.vn).
 
Đối với hành vi “đánh bạc” theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 1 xác định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
 
Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về tội đánh bạc như sau: “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hay hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
 
Như vậy, “cờ bạc” là hiện tượng xã hội tiêu cực, bị dư luận xã hội lên án, đấu tranh, loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Đối với các hành vi nguy hiểm trong các loại hình cờ bạc, Nhà nước quy định đó là tội phạm cần xử lý nghiêm khắc bằng pháp luật hình sự.
.

Nguồn: CAND

.