Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201808/viet-tiep-bai-benh-vien-da-khoa-thanh-an-sai-gon-bac-si-bo-viec-vi-bi-no-luong-benh-vien-hoat-dong-cam-chung-vi-dau-nen-noi-810748/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201808/viet-tiep-bai-benh-vien-da-khoa-thanh-an-sai-gon-bac-si-bo-viec-vi-bi-no-luong-benh-vien-hoat-dong-cam-chung-vi-dau-nen-noi-810748/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì đâu nên nỗi? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 24/08/2018, 08:13 [GMT+7]
Viết tiếp bài "Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn: Bác sĩ bỏ việc vì bị nợ lương, bệnh viện hoạt động cầm chừng"

Vì đâu nên nỗi?

(Congannghean.vn)-Báo Công an Nghệ An số ra ngày 15/8/2018 có đăng bài “Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn: Bác sĩ bỏ việc vì bị nợ lương, Bệnh viện hoạt động cầm chừng”, phản ánh tình trạng tại Bệnh viện hạng 3 này nợ lương, nợ BHXH và các khoản phụ cấp kéo dài khiến cán bộ và y, bác sĩ đồng loạt bỏ việc, Bệnh viện rơi vào hoạt động cầm chừng, nhiều khoa, phòng phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân. Tình trạng trên kéo dài từ năm này qua năm khác, lãnh đạo Bệnh viện đã nhiều lần hứa với cán bộ, nhân viên và lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành sẽ chấn chỉnh, khắc phục nhưng sự việc ngày càng diễn tiến theo xu hướng tồi tệ hơn trước.

Cơ sở vật chất đầu tư khang trang nhưng Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn đang tự làm khó mình vì kinh phí eo hẹp
Cơ sở vật chất đầu tư khang trang nhưng Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn đang tự làm khó mình vì kinh phí eo hẹp

Nợ lương vì… bảo hiểm?

Trước đó, vào đầu tháng 8/2016, gần 200 người lao động chủ yếu là bác sĩ, y tá, nhân viên đã đình công yêu cầu Ban giám đốc Bệnh viện giải quyết tiền nợ lương hơn 8 tháng. Sự việc đã khiến cho mọi hoạt động khám, chữa bệnh (KCB) tại Bệnh viện bị ngưng trệ, nhiều khoa phòng không còn bệnh nhân điều trị. Trong thời gian bệnh viện gặp sự cố, không ít người đăng ký KCB tại đây cũng gặp rất nhiều khó khăn vì Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn là đơn vị có hơn 16.000 người có thẻ BHYT trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh đăng ký khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Ngay sau đó, trong quá trình tái cấu trúc, Bệnh viện được sự bảo lãnh vốn lưu động của Ngân hàng Bảo Việt Nghệ An, cung cấp gói tín dụng ưu đãi, giúp Bệnh viện trả lương cho cán bộ, cam kết từng bước trả hết nợ và hỗ trợ Bệnh viện trang bị thêm thiết bị y tế phục vụ KCB. Những tưởng với các nỗ lực đó, Bệnh viện sẽ tìm lại chính mình, song với cách quản lý yếu kém, năng lực tài chính hạn hẹp đã khiến Bệnh viện lâm vào tình cảnh vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn như hiện nay.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Hoàng Văn Lịch, Phó Biám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn thừa nhận việc Bệnh viện nợ lương của cán bộ, nhân viên và bác sĩ kéo dài là có thật. Tuy nhiên, nguyên nhân theo bác sĩ Lịch là do ứng quỹ bảo hiểm muộn quá.

“Bình thường đến đầu tháng 7 là ứng quỹ hợp đồng, nhưng do đợt này anh em có ý kiến lên, ý kiến xuống nên phía bảo hiểm chưa cho ứng, đồng nghĩa với việc chưa có lương. Đúng vào ngày bảo hiểm định cho ứng quỹ thì chiều hôm trước cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện lại mang đơn kiến nghị lên nên phía bảo hiểm dừng lại. Ngày mai, ngày kia bên bảo hiểm làm xong, ứng quỹ được là chi lương cho anh em tháng rưỡi nữa là xong. Những tháng trước chỉ còn một số ít người, còn lại đã trả hết. Riêng năm 2018 còn từ nửa tháng 4 đến nay, chờ bảo hiểm cho ứng quỹ thì chúng tôi sẽ thanh toán hết”, trích lời bác sĩ Lịch.

Về vấn đề bệnh nhân phản ánh Bệnh viện gây khó dễ trong việc chuyển tuyến từ sau khi Bệnh viện “thất thủ”, đại diện Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn cũng cho rằng, do 1 năm phía bảo hiểm cho Bệnh viện ứng quỹ số tiền 6,8 tỉ đồng nên Bệnh viện chỉ hoạt động trong phạm vi kinh phí đó, nếu vượt phải được sự đồng ý của UBND tỉnh Nghệ An.

Vậy nên, có một số bệnh vượt quá khả năng của Bệnh viện, hoặc phải điều trị dài ngày, bắt buộc phải giới thiệu đi điều trị tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, việc chuyển tuyến cũng không có gì, do bệnh nhân không hiểu thì phản ánh chứ Bệnh viện cũng tạo điều kiện cho bệnh nhân. Đối với những khoa, phòng hoạt động cầm chừng, theo bác sĩ Lịch, cũng là tạo điều kiện cho bệnh nhân. Ví dụ như từ chối tiếp nhận bệnh nhân đẻ và mổ đẻ tại khoa sản, yêu cầu phải cần kỹ thuật cao, phía Bệnh viện chuyển sang bệnh viện lớn cũng chỉ để tốt cho người bệnh.

Bác sĩ Lịch cũng thừa nhận, bản thân ông không có chuyên môn về ngành y, chỉ làm công tác tổ chức, còn Giám đốc và Phó Giám đốc vẫn phụ trách công tác chuyên môn. Thời điểm hiện tại, Giám đốc là bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Khang đang điều trị bệnh tại Hà Nội, không có mặt tại cơ quan. Riêng Phó Giám đốc Nguyễn Thanh Mai vẫn đi làm bình thường. Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Dương, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Nghệ An khẳng định, bác sĩ Nguyễn Thanh Mai đã bỏ việc.

Cam kết đến tháng 3/2019 sẽ thanh toán lương

Liên quan vấn đề này, ông Dương cho biết thêm, tổ chức Công đoàn của Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn trong các năm 2016 và 2017 gần như đình trệ, không hoạt động. Đến tháng 12/2017, Công đoàn ngành mới cho đại hội, kiện toàn lại tổ chức này, song từ đó đến nay cũng chỉ hoạt động cầm chừng.

Trước tình hình đó, ngày 31/7/2018, Sở Y tế Nghệ An đã chủ trì cuộc họp với Bệnh viện, yêu cầu Bệnh viện phải xây dựng lộ trình thanh toán toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các chế độ liên quan cho cán bộ, nhân viên và đội ngũ y, bác sĩ đang công tác tại đây. Đồng thời, giao trách nhiệm cho Công ty TNHH Minh Khang - là đơn vị chủ quản phải tái cấu trúc lại Bệnh viện, củng cố nhân sự, mua sắm trang thiết bị vật chất để đảm bảo Bệnh viện hoạt động ổn định trở lại, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về công tác KCB và chăm sóc sức khở ban đầu cho nhân dân.

Động thái mới nhất từ phía Bệnh viện là vào ngày 17/8/2018 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn đã có cam kết gửi Sở Y tế và Công đoàn Ngành Y tế. Nội dung: “Vài năm gần đây, do liên tiếp gặp khó khăn về tài chính, Bệnh viện đã để xảy ra tình trạng chậm lương, không đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động trong thời gian khá dài. Nhận thấy việc làm chưa đúng của Bệnh viện, nên sau phiên họp khẩn cấp, Bệnh viện cam kết tổ chức lại bộ máy đảm bảo nhân lực phục vụ KCB, cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế; đồng thời sửa chữa trang thiết bị y tế đảm bảo chất lượng phục vụ công tác KCB cho người dân. Bệnh viện cam kết ổn định trước ngày 30/9/2018”.

Ngoài ra, về vấn đề thanh toán lương, Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn cam kết thanh toán đủ lương cho cán bộ, nhân viên trước tháng 3/2019. Lộ trình đến trước ngày 30/8/2018 sẽ thanh toán 1 tháng lương; từ tháng 9 - 10/2018, mỗi tháng sẽ thanh toán 1 tháng lương và một nửa tháng lương còn nợ; từ tháng 11/2018 - 2/2019, mỗi tháng sẽ thanh toán 2 tháng lương.

Cam kết lộ trình trả lương cho cán bộ, nhân viên của lãnh đạo Bệnh viện
Cam kết lộ trình trả lương cho cán bộ, nhân viên của lãnh đạo Bệnh viện

Được biết, Bệnh viện Đa khoa Thành An Sài Gòn được thành lập từ năm 2009, với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD (175 tỉ đồng). Ngoài lĩnh vực chủ yếu là bất động sản, Công ty TNHH Minh Khang đang đầu tư xây dựng một loạt các hệ thống bệnh viện trên khắp cả nước, trong đó đáng chú ý như Bệnh viện Thăng Long (Bắc Ninh), Bệnh viện Thành An Phnôm Pênh (Campuchia), Bệnh viện Đa khoa Thành An - FHS (Hà Tĩnh)... Theo các chuyên gia kinh tế, việc đầu tư dàn trải, có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Công ty TNHH Thương mại Minh Khang “sa lầy” trong kinh doanh bất động sản nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng như hiện nay.

.

Việt Anh - Thiên Thảo

.