Đối tượng phạm tội có sử dụng bạo lực chủ yếu độ tuổi từ 16-30 (chiếm 70%); khi gây án có sử dụng chất kích thích (rượu, bia chiếm tỷ lệ hơn 70%, sử dụng ma túy chiếm 23%).
Vào tháng 9/2016, đối tượng Doãn Trung Dũng giết 4 bà cháu ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong cơn phê ma tuý đá |
Qua thống kê của Bộ Công an, từ năm 2006-2016, Cơ quan điều tra các cấp của Bộ Công an đã khởi tố, điều tra 79.000 vụ, 99.000 đối tượng phạm tội có sử dụng bạo lực; trung bình mỗi năm cả nước xảy ra 1.400 vụ giết người và 6.500 vụ cố ý gây thương tích.
Tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội ngày càng manh động, bạo lực, côn đồ, liều lĩnh, dã man, gây lo lắng cho người dân. Đặc biệt, thời gian qua tình hình tội phạm giết người có tính chất manh động, khó dự đoán, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã tác động tiêu cực đến tình hình trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận.
Điển hình, tháng 7 và tháng 8/2015, đã xảy ra nhiều vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng (vụ giết 6 người ở Bình Phước, vụ giết 4 người ở Nghệ An, vụ giết 4 người ở Yên Bái).
Kết quả nghiên cứu tội phạm học cho thấy, tội phạm có sử dụng bạo lực, nhất là giết người, cố ý gây thương tích do mâu thuẫn trong đời sống, quan hệ gia đình, người thân ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (72-75%), trong đó số vụ giết người do người thân sát hại nhau chiếm tỷ lệ từ 15% đến 17%.
Đối tượng phạm tội có sử dụng bạo lực chủ yếu độ tuổi từ 16-30 (chiếm 70%); khi gây án có sử dụng chất kích thích (rượu, bia chiếm tỷ lệ hơn 70%, sử dụng ma túy chiếm 23%); đa số sử dụng công cụ, hung khí nguy hiểm (vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, chất độc, chất cháy, axít, dao…); số vụ phạm tội ở khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, vùng giáp ranh giữa thành thị và nông thôn diễn biến phức tạp…
.