Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201505/tin-dung-doi-voi-nguoi-nhiem-hiv-doi-tuong-nghien-sau-cai-va-nguoi-ban-dam-hoan-luong-gap-kho-trong-trien-khai-612059/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201505/tin-dung-doi-voi-nguoi-nhiem-hiv-doi-tuong-nghien-sau-cai-va-nguoi-ban-dam-hoan-luong-gap-kho-trong-trien-khai-612059/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gặp khó trong triển khai - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 31/05/2015, 09:02 [GMT+7]
Tín dụng đối với người nhiễm HIV, đối tượng nghiện sau cai và người bán dâm hoàn lương

Gặp khó trong triển khai

Bài 1: Thực trạng và những giải pháp
 
Những năm qua, các tệ nạn liên quan đến ma túy, mại dâm, người nhiễm HIV đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai nghiện ma túy, đối tượng bán dâm còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ tái nghiện cao cùng với “bài toán” về việc làm cho các đối tượng này đang đặt ra nhiều thách thức, cần có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
 
Thực hiện quyết định của Chính phủ về tín dụng đối với gia đình và những đối tượng trên, Nghệ An là một trong 15 tỉnh, thành trong cả nước được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách - Xã hội Việt Nam chọn làm thí điểm để triển khai. Thế nhưng, để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống, hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.
 
Theo thống kê của Sở LĐ, TB&XH Nghệ An, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 7.279 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý ở 21/21 huyện, thành, thị, trong đó có 5.677 người đang sinh sống ở cộng đồng; 70 người bán dâm có hồ sơ quản lý và trên 330 đối tượng nghi hoạt động mại dâm của 10/21 địa phương. Cùng với người nghiện ma túy, tệ nạn mại dâm diễn biến phức tạp, hoạt động công khai, tinh vi dưới mọi hình thức và rất khó kiểm soát. Đây là những khó khăn đặt ra cho các cấp, ngành và các địa phương trong công tác quản lý nhằm kìm giữ, ngăn ngừa sự phát sinh các tệ nạn xã hội, đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Đào tạo nghề, tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện                   là nhiệm vụ của các cấp, ngành trong công tác quản lý                     đối tượng, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng
Đào tạo nghề, tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện là nhiệm vụ của các cấp, ngành trong công tác quản lý đối tượng, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng
Những năm qua, cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác cai nghiện ma túy, hỗ trợ đối tượng mua bán dâm hoàn lương được quan tâm đúng mức, với nhiều cách làm hay, phù hợp với từng địa phương và các hoàn cảnh đối tượng cụ thể. Từ đó, góp phần tạo điều kiện để các đối tượng trên tái hòa nhập cộng đồng, ổn định đời sống kinh tế.
 
 Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 8 trung tâm (gồm Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện) có chức năng cai nghiện và quản lý sau cai với quy mô trên 1.700 học viên. So với số lượng đối tượng cai và sau cai, các đối tượng mại dâm thì công tác quản lý các đối tượng gặp khá nhiều khó khăn. Tại các trung tâm, trong thời gian cai tập trung, học viên được điều trị cắt cơn, phục hồi sức khỏe, tham gia lao động sản xuất. Đồng thời, các trung tâm cũng phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho học viên để khi trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng thì có thể tự tìm được việc làm.
 
Tuy nhiên, qua thống kê, đánh giá cho thấy, phần lớn các học viên khi về với cộng đồng đã gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và tìm kiếm việc làm, đó là chưa nói đến sự xa lánh, kỳ thị dẫn đến sau một thời gian trở về địa phương, họ dễ tái nghiện. Trong khi đó, đối với các trường hợp hành nghề mại dâm, trước khi xác định họ đã hoàn lương thì rất khó có thể xác định được đối tượng đó hoạt động ở đâu. Do đó, việc theo dõi, quản lý của cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương sở tại cũng gặp không ít khó khăn. Tìm việc làm cho người sau cai nghiện, xác định đối tượng hành nghề mại dâm hoàn lương để có cách thức hỗ trợ đang là vấn đề chưa tìm ra hướng giải quyết.
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, mặc dù nhiều đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng do rào cản về tâm lý không tiếp nhận người có quá khứ lầm lỗi của các chủ sử dụng lao động đang vô hình trung làm tăng khoảng cách giữa các đối tượng trên với cộng đồng, xã hội, đồng thời tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình “tìm kế sinh nhai” sau khi tái hòa nhập.
 
Trước thực tế trên, ngày 26/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
 
Mục đích là nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng xoá bỏ định kiến với người nghiện ma túy, người nhiễm HIV để giúp họ sớm xoá bỏ mặc cảm, tránh xa tệ nạn xã hội; đồng thời huy động các nguồn lực để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai nghiện được học nghề, tạo việc làm ổn định, kết hợp lồng ghép công tác cai nghiện phục hồi với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội khác liên quan như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn để phát triển kinh tế. Đây được xem là một quyết sách mang tính nhân văn sâu sắc, tác động trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng của mỗi cá nhân, tổ chức trong thực hiện mục tiêu từng bước làm giảm và tiến tới đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh xã hội. 
 
(Còn nữa)  
      
.

Xuân Thống

.