Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201503/tai-cong-ty-cp-xi-mang-ampvlxd-cau-duoc-lam-an-thua-lo-bo-quen-quyen-loi-cua-cong-nhan-va-co-dong-597548/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201503/tai-cong-ty-cp-xi-mang-ampvlxd-cau-duoc-lam-an-thua-lo-bo-quen-quyen-loi-cua-cong-nhan-va-co-dong-597548/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Làm ăn thua lỗ, 'bỏ quên' quyền lợi của công nhân và cổ đông - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 31/03/2015, 08:22 [GMT+7]
Tại Công ty CP Xi măng &VLXD Cầu Đước

Làm ăn thua lỗ, 'bỏ quên' quyền lợi của công nhân và cổ đông

(Congannghean.vn)-Công nhân không được bố trí việc làm, lương trả chậm, cổ đông không được trả cổ tức và thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Thậm chí, trong bối cảnh làm ăn trì trệ, Ban Giám đốc đã bán tài sản khi chưa có sự đồng ý của cổ đông đã khiến hàng trăm người bất bình, tập trung tại Công ty để phản đối việc bán máy móc và yêu cầu làm rõ những “lình xình” đang xảy ra tại Công ty CP Xi măng & VLXD Cầu Đước trong thời gian vừa qua.
 
“Bỏ quên” quyền lợi của cổ đông và công nhân
 
Theo trình bày của ông Nguyễn Thái (SN 1950) trú tại xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Xi măng & VLXD Cầu Đước (gọi tắt là Công ty Xi măng Cầu Đước) trong thời gian từ năm 2001 - 2012, hiện là trưởng ban liên lạc, đại diện cho 166 cổ đông của Công ty thì Công ty Xi măng Cầu Đước, tiền thân là Nhà máy Xi măng Cầu Đước thành lập năm 1958, là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa vào năm 2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 5,8 tỉ đồng.
Nhiều công nhân và cổ đông tập trung trước cổng Công ty  để phản đối việc bán máy móc vào chiều 25/3
Nhiều công nhân và cổ đông tập trung trước cổng Công ty để phản đối việc bán máy móc vào chiều 25/3
Tính đến năm 2011, Công ty có gần 200 công nhân, sản xuất và tiêu thụ 46.200 tấn xi măng cùng nhiều sản phẩm có thương hiệu khác như gạch block, gạch terrazzo, ngói xi măng… Doanh thu đạt trên 58,5 tỉ đồng, lãi trước và sau thuế đều đạt tiền tỉ, nộp vào ngân sách Nhà nước 1,85 tỉ đồng và nộp BHXH 1,61 tỉ đồng, cổ tức cổ đông đạt 10%. Tuy nhiên, từ tháng 7/2012 đến nay, khi ông Phan Huy Lệ, Giám đốc Công ty TNHH Hà Thành ở tỉnh Thanh Hóa có trên 51% cổ phiếu và chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT, qua hơn 2 năm nắm quyền, việc sản xuất kinh doanh của Công ty bị thu hẹp, đời sống hàng trăm người lao động ngày càng khó khăn. Tính đến tháng 3/2015, lao động của Công ty chỉ còn lại 65 người. 
 
Đầu năm 2004, đại hội đại biểu cổ đông nhiệm kỳ II đã phát hành cổ phiếu, nâng vốn điều lệ Công ty lên 8,2 tỉ đồng. Tiếp đó, tại đại hội nhiệm kỳ III vào năm 2007, tiếp tục nâng vốn lên 10 tỉ đồng (tăng thêm 1,8 tỉ đồng) và từ đó cho đến hết năm 2011, Công ty đều trả cổ tức cho cổ đông theo số vốn này. “Tuy nhiên, kể từ khi ông Phan Huy Lệ lên làm Giám đốc từ tháng 7/2012, ông này đã chiếm đoạt của các cổ đông số cổ phiếu trong số 1,8 tỉ đồng tăng thêm”, ông Thái cho biết.
 
Điều khó hiểu hơn là, từ ngày 13/1/2012 đến nay, cổ đông của Công ty không hề nhận được bất cứ thông tin nào về tình hình sản xuất, kinh doanh và không nhận được bất cứ cổ tức nào, khiến mọi người rất bất bình và bức xúc. Tại thời điểm cổ phần hóa vào năm 2001, bản thân ông Thái cũng đóng góp số tiền 65,5 triệu đồng tiền cổ phần xây dựng Công ty. Trước đây, dù thu nhập không cao so với mặt bằng chung nhưng đời sống công nhân đều được đảm bảo.
 
Từ thời điểm ông Lệ làm Chủ tịch HĐQT năm 2012, các cổ đông không được báo cáo về tình hình tài chính Công ty hàng năm, tiền cổ tức cũng không nhận được đồng nào, hàng trăm công nhân không có việc làm, Công ty ngày càng đi xuống. Con gái ông Thái tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin vào làm công việc quản trị máy móc của Công ty, được cử đi học thêm để chuyển sang làm công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây lại phải đóng gạch táp lô, công việc không phù hợp nên buộc phải nghỉ việc.
 
Tương tự, cổ đông Hà Văn Tâm (SN 1966),  đi bộ đội xuất ngũ về năm 1991 được vào Công ty công tác, trải qua nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau. Khi Công ty cổ phần hóa, anh cũng như những công nhân khác đã vay mượn và mua cổ phần Công ty với số tiền 35 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, anh Tâm không được bố trí công việc nên phải nghỉ ở nhà. Cũng từ đó đến nay, số tiền cổ tức hàng tháng anh vẫn không được nhận. 
 
Làm ăn thua lỗ, bán “chui” máy móc?
 
Sự việc “lình xình” tại Công ty Xi măng Cầu Đước lên đến đỉnh điểm vào ngày 25/3/2015, khi hàng trăm công nhân và cổ đông đã kéo đến bao vây nhà máy vì cho rằng, Ban Giám đốc đang âm thầm bán “chui” máy móc, tài sản của Công ty mà không đưa ra thông báo nào chính thức. Theo anh Nguyễn Xuân H. (SN 1970), là người đang có 10 triệu đồng tiền cổ tức tại đây thì sáng cùng ngày, công nhân được nghỉ làm sớm bất thường. Nghi ngờ có điều gì không bình thường, những công nhân này nán lại thì phát hiện có chiếc xe ôtô đến “bốc” máy móc của Công ty nên đã chặn lại.
 
Chỉ một lúc sau đó, hàng trăm công nhân, cổ đông đã tập trung vây quanh cổng nhà máy và yêu cầu phía Công ty giải thích việc chuyển máy móc ra khỏi Công ty mà không thông qua ý kiến cổ đông. Đồng thời, yêu cầu phía Công ty làm sáng tỏ các vấn đề về cổ tức, đại hội cổ đông, phương án sản xuất, kinh doanh. “Từ Tết Nguyên đán đến nay, công nhân chúng tôi chưa được trả lương, tiền đóng bảo hiểm thì Công ty bắt đóng hoàn toàn 100%. Nay lại bí mật bán tài sản là “cần câu cơm” gần như duy nhất còn lại thì không thể chấp nhận được”, anh H. cho biết thêm. 
 
Tại buổi làm việc với công nhân, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất cho biết, ngày 12/2/2015, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Công ty Xi măng Cầu Đước sang đất ở. Theo đó, phần đất của Công ty sẽ được đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị hỗn hợp nhà máy xi măng Cầu Đước.
 
Số vốn điều lệ sẽ được tăng từ 10,2 tỉ đồng lên 150 tỉ đồng. Do đó, một số máy móc trong nhà máy không sử dụng nữa sẽ được bán. Ba chiếc máy ép gạch được Ban Giám đốc đồng ý bán cho công ty khác với giá 120 triệu đồng. Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Thế Hạnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT cho biết, khối Công ty hiện nay đã nắm giữ lượng cổ phần đến 90%, còn các cổ đông đã nghỉ việc chỉ nắm khoảng 10%, nhưng các cổ đông nghỉ việc không uỷ quyền cho một cá nhân nào nên theo điều lệ của Công ty thì không được tham dự đại hội cổ đông. Tương tự, việc mua bán tài sản tại Công ty thì người chịu trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT chứ các cổ đông nhỏ không có trách nhiệm. 
 
Trao đổi qua điện thoại với ông Phan Huy Lệ thì được biết, ông này đang ở Hà Nội và rất khó gặp rồi cúp máy. Trong khi đó, hàng trăm cổ đông và công nhân cho biết, họ chưa thỏa mãn với những giải thích từ phía Công ty và yêu cầu được đối thoại với lãnh đạo. Công đoàn Công ty cũng đang tập hợp các ý kiến phản ánh, gửi đơn thư đến các sở, ban, ngành để yêu cầu Công ty làm rõ và giải quyết vụ việc.
.

Thiên Thảo

.