Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201404/kho-cho-ca-nguoi-dan-va-co-quan-co-tham-quyen-469327/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201404/kho-cho-ca-nguoi-dan-va-co-quan-co-tham-quyen-469327/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khó cho cả người dân và cơ quan có thẩm quyền - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 03/04/2014, 08:35 [GMT+7]

Khó cho cả người dân và cơ quan có thẩm quyền

(Congannghean.vn)- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc “chứng thực bản sao” các loại hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ… tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Tuy vậy, từ năm 2012 đến nay, thẩm quyền chứng thực các loại văn bằng có yếu tố “tiếng nước ngoài” (song ngữ) lại thuộc về Phòng Tư pháp cấp quận, huyện trở lên. Điều này đã gây ra không ít phiền hà cho người dân, trong khi bản chất sự việc không có gì mới.

Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ra đời, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Theo đó, các loại giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng Việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là UBND cấp xã.

Đối với các giấy tờ, băn bản chỉ bằng tiếng nước ngoài, có xen một số từ tiếng Việt thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Phòng Tư pháp cấp huyện. Đối với các loại giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (trong đó ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người dân có thể lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã.

Thông tư 03 của Bộ Tư pháp triển khai, người dân khắp cả nước đã rất đồng tình ủng hộ, vì nó đã giảm được thời gian và quãng đường đi lại xa xôi từ xã lên cấp, huyện... Đặc biệt, nó tháo gỡ nhiều khó khăn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, giảm áp lực dồn ứ hồ sơ tại “Bộ phận một cửa” Phòng Tư pháp cấp quận, huyện… Có thể nói, đây là một bước tiến mạnh trong việc cải cách các thủ tục hành chính.

Bộ phận “một cửa” TP Vinh luôn trong tình trạng quá tải

Thế nhưng, tại Nghị định 04/2012/NĐ-CP ngày 20/1/2012, sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP (ngày 18/5/2007), quy định: Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm: “Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ”.

Theo đó, thẩm quyền của UBND cấp xã, phường chỉ được chứng thực các loại giấy tờ, văn bản hoàn toàn bằng tiếng Việt. Cũng theo Nghị định số 04/2012/ NĐ-CP thì Phòng Tư pháp cấp huyện và tương đương, không có quyền từ chối chứng thực các loại văn bản, giấy tờ bằng tiếng Việt khi công dân yêu cầu. Có nghĩa là, công dân có được quyền chứng thực tất cả các loại giấy tờ, thủ tục tại Phòng Tư pháp cấp quận, huyện trở lên; riêng cấp xã, phường chỉ các loại giấy tờ hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Trao đổi với chúng tôi vấn đề này, bà Phan Thị Huyền Trang - Phó Trưởng phòng Tư pháp thành phố Vinh cho biết: Hiện nay, tại “Bộ phận một cửa” UBND TP Vinh, việc chứng thực giấy tờ, văn bản được thực hiện vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Chúng tôi bố trí một chuyên viên có kinh nghiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trực tiếp, rồi chuyển về phòng ký xác nhận và đóng dấu, sau đó mới trả lại cho công dân.

Tuy nhiên, do nhu cầu chứng thực hồ sơ của người dân rất lớn nên lúc nào bộ phận tiếp nhận cũng trong tình trạng quá tải. Nhiều người ở xa, đến văn phòng muộn là không thể “bấm số” thứ tự kịp thời, đành phải ngồi chờ đến buổi chiều hoặc cách ngày hôm sau. Trong khi đó, nhu cầu của họ chỉ cần chứng thực một tấm bằng hoặc một văn bản nào đó nhưng phải chờ đợi hết cả buổi.

Có thể thấy rằng, việc chứng thực bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ ở cấp xã, phường hay cấp quận, huyện trở lên thì bản chất sự việc cũng không có gì khác nhau (đều kiểm tra bằng mắt thường). Vì vậy, giao thẩm quyền cho Phòng Tư pháp chứng thực văn bằng, chứng chỉ có yếu tố song ngữ như hiện nay, vô hình chung đã kéo lùi một bước trong cải cách hành chính.

Với địa bàn rộng như Nghệ An, khi cần hoàn thiện hồ sơ, người dân buộc phải di chuyển hàng chục km đến Phòng Tư pháp huyện, chỉ để chứng thực một tấm bằng thì quả là một sự phiền hà không đáng có.
 

 

.

Đức Thắng