Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201402/quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-trong-hien-phap-2013-449200/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201402/quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-trong-hien-phap-2013-449200/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 10/02/2014, 09:44 [GMT+7]

Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong Chương về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" có nhiều điểm mới về nhận thức và cách thức thể hiện (kỹ thuật lập hiến).

Một là, đưa Chương "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân"  từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013.

Việc thay đổi vị trí nói trên không đơn thuần là một sự dịch chuyển cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến, thông qua quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết chế độc lập khác, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta.

Hai là, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ "quyền con người", không đồng nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con người” và “quyền công dân”. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo đối với công dân của nước mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới dược hưởng quyền công dân của quốc gia đó, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.

Ba là, Trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong các điều luật. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”(Điều 14); ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”… và ở nhiều điều khác.

Bốn là, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong Dự thảo Hiến pháp. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một số quyền vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền và tự do của người khác… Hiến pháp sửa đổi năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định.

Năm là, một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở nước ta. Đó là các quyền: “Quyền được sống trong môi trường trong lành” (Điều 43), “Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41).

Sáu là, kỹ thuật lập hiến có nhiều đổi mới. Cách thể hiện có những điều riêng quy định về nguyên tắc như Điều 14, Điều 15. Các điều quy định về quyền, tham khảo các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên, nội dung các cách diễn đạt đảm bảo tương thích. Ví dụ như Điều 31 quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự Luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Về quy định này, trước đây chỉ có một điều kiện “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Như vậy, chỉ cần một điều kiện là có bản án của tòa án đã có hiệu lực thì một người bị coi là có tội và chịu hình phạt. Viết như Hiến pháp sửa đổi năm 2013, một người bị kết tội phải có 2 điều kiện: Một là, phải tuân theo một trình tự luật định và hai là, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Viết như vậy mới phù hợp với Công ước về quyền con người mà nước ta đã ký kết và thừa nhận.

.

Chinhphu