Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201304/27293-nhung-khuat-tat-dang-sau-mot-du-an-391835/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201304/27293-nhung-khuat-tat-dang-sau-mot-du-an-391835/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những khuất tất đằng sau một dự án - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 02/04/2013, 14:00 [GMT+7]
27293

Những khuất tất đằng sau một dự án

Chấp hành chủ trương của địa phương, nghe cán bộ xã ngon ngọt “Sẽ ưu tiên đấu thầu một suất đất để kinh doanh dịch vụ” gia đình ông phấn khởi bàn giao.Oái oăm thay, toàn bộ số chuối được UBND xã “hô biến” thành diện tích trồng lạc để đền bù, suất đất ưu tiên cũng biến mất vào tay những người “mới lộ diện”. Còn Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp” đang có nguy cơ trở thành dự án “treo”.

Kỳ II: UBND xã Nam Tân có "đi đêm" với nhà đầu tư?

Ông Nguyễn Đình Giảng - nguyên là Trưởng phòng Biên tập - Chuyên đề Đài PT-TH Nghệ An nghỉ hưu tại xóm 2, xã Nam Tân cho biết, điều làm người dân phản ứng gay gắt không chỉ vì UBND xã Nam Tân “hô biến” toàn bộ diện tích trồng chuối của gia đình ông Việt thành diện tích trồng lạc để đền bù với giá thấp.
Ông Nguyễn Đình Giảng nghi ngờ về sự thiếu minh bạch của dự án
  
Trên thực tế, việc thu hồi đất để làm gì chỉ có UBND xã Nam Tân biết, dân chưa từng được thông báo và đằng sau Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp” do xã “âm thầm” thực hiện còn có nhiều điều khuất tất, thiếu minh bạch. Ông về nghỉ hưu từ năm 2002 và thường xuyên tham gia, phát biểu tại các cuộc họp Chi bộ, Đảng bộ xã nhưng chưa bao giờ nghe xã đưa ra bàn hay công khai thông báo cho nhân dân về Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp”.
 
Cuối năm 2012, trong cuộc họp Đảng bộ xã, ông đã yêu cầu UBND xã trả lời bằng văn bản để người dân biết về Dự án này nhưng cán bộ xã chỉ nói vòng vo, sau đó thì không có thêm thông tin gì về Dự án. Chỉ đến khi thấy xe đổ vật liệu, xây nhà kiên cố, xây tường rào bao quanh một số ô đất thì người dân mới ngã ngửa người ra, đất đã được “cấp chui” cho một số người. Cách đây vài tuần, trước sự phản ứng của người dân, UBND xã mới có thông báo đấu thầu một vài ô “đầu thừa, đuôi thẹo” còn lại.
 
Ông cho rằng, nếu đây là một Dự án được thực hiện nghiêm túc thì phải công khai, minh bạch, niêm yết giá và phương thức đấu thầu để kêu gọi đầu tư, người dân cùng được tham gia Dự án thì sẽ được dư luận đồng tình ủng hộ. Đằng này, không những không công khai về Dự án, xã còn đẩy hộ gia đình ông Việt ra khỏi diện ưu tiên được thuê đất. Trong khi đó, hộ ông Hoàng Nghĩa Tứ, công dân xóm 5 ra đây xin thầu vùng đất này sau gia đình ông Việt lại được cấp 3.500m2 theo dạng cho thuê lâu dài (50 năm).
  
Ông Trần Văn Sơn sống ở TP Vinh được cấp 500m2 để xây dựng nhà nghỉ, nhà hàng ngay gần chân cầu Nam Đàn. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng, đằng sau sự “ưu ái” đối với ông Tứ, ông Sơn còn có điều gì khuất tất?
 
Về Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp” ông Phạm Văn Khánh - Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Nam Tân cho biết: về Dự án này, ngày 3/11/2006, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 4195/QĐ.UBND-CN “V/v cho phép khảo sát lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng”; ngày 24/5/2007, Sở Xây dựng Nghệ An có Quyết định số 787/QĐ.SXD-QLQH “V/v phê duyệt dự toán kinh phí khảo sát, lập quy hoạch, định vị, cắm mốc khu dịch vụ thương mại tại khu vực đầu cầu Nam Đàn thuộc xã Nam Tân”, mặt bằng quy hoạch tổng thể Dự án cũng đã được UBND tỉnh, Sở Xây dựng, UBND huyện phê duyệt.
 
Về cơ bản, khu trung tâm thương mại sẽ được chia làm 5 khu: Khu thương mại nhỏ lẻ phía trên QL15 được phân thành 13 lô, đấu thầu, đã được UBND huyện cấp bìa đỏ; khu dịch vụ lớn, xã có đề nghị UBND huyện chia lô đấu thầu nhưng không được đồng ý mà phải thu hút đầu tư; khu nhà hàng, nhà nghỉ có diện tích trên 500m2 hiện nay đã được huyện cấp giấy CNQSDĐ cho ông Trần Văn Sơn, một lô đất nữa có diện tích 3.500m2 cũng đã được huyện cấp cho ông Hoàng Nghĩa Tứ; khu TTCN có diện tích 3.700m2 hiện UBND xã đang kêu gọi đầu tư và ô chợ bò có diện tích 3.200m2 đã “cưới” năm 2008 nhưng không có thương lái đến mua bán nên hiện nay xã đã cho ông Nguyễn Trần Danh ở xã Vân Diên thuê để tập kết vật liệu xây dựng.
 
 
Lô đất đã được gia đình ông Hoàng Nghĩa Tứ xây dựng công trình trái phép
 
Ông Khánh cũng cho biết thêm, các lô đất chỉ được cấp quyền sử dụng đất có thời hạn từ 50 - 70 năm, sử dụng vào mục đích thương mại. Còn thời hạn hoàn thành và tổng mức đầu tư dự án, nhà đầu tư thì vị Bí thư Đảng ủy này cũng không nắm được (?). Sau khi dự án không thu hút được nhà đầu tư, năm 2008, UBND xã Nam Tân tiếp tục kêu gọi đấu thầu hàng năm sau đó giao cho gia đình ông Việt và một hộ dân trong xã canh tác.
 
Trao đổi về Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp” tại xã Nam Tân, ông Nguyễn Hồ Bá - Trưởng phòng Công thương huyện Nam Đàn cho biết: Đây là Dự án được UBND tỉnh phê duyệt lâu rồi, xã đã tổ chức đấu thầu một loạt nhưng không thông qua huyện như lời ông Phạm Văn Khánh nói. Riêng lô đất ông Trần Văn Sơn, ông Hoàng Nghĩa Tứ đến nay chưa hợp pháp, chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết nên việc xây dựng công trình kiên cố là trái quy định.
 
13 lô đất phía trên QL15 xã cho thuê để kinh doanh nhưng chỉ vài ba lô kinh doanh dịch vụ còn lại đã bị sử dụng biến tướng bằng việc xây dựng nhà ở kiên cố, trả tiền đấu thầu 1 lần. Đáng lẽ ra, việc xây dựng Dự án này phải qua phòng Công thương huyện phê duyệt nhưng xã đã không làm đúng quy trình.
 
UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra về việc xây dựng công trình của ông Hoàng Nghĩa Tứ trên khu đất chưa được cấp phép. Ngày 23/8/2012, UBND huyện Nam Đàn ra Công văn số 1076/UBND về việc tạm đình chỉ xây dựng cửa hàng vật liệu xây dựng cao cấp tại vùng Công Cánh, Cây Dừa do ông Hoàng Nghĩa Tứ làm chủ đầu tư.
 
Yêu cầu ông Tứ phải trình phương án quy hoạch chi tiết và xin giấy phép xây dựng mới được tiếp tục thi công. Ông Bá cũng cho biết thêm, xã quá máy móc trong việc lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng khiến người dân bức xúc, khi người dân chưa chấp nhận phương án đền bù giải phóng mặt bằng mà xã đã tiến hành bàn giao mặt bằng thi công là sai quy định.
 
Về trình tự để một dự án được thực hiện, ông Bá cũng cho biết: Sau khi xã và nhà đầu tư có sự bàn bạc thống nhất sẽ trình lên huyện, huyện trình lên tỉnh xem xét, nếu đồng ý thì xã và nhà đầu tư lựa chọn vùng quy hoạch. Khi được UBND tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch, nhà đầu tư và xã phải tiến hành lập dự án trình tỉnh phê duyệt sau đó, chủ đầu tư thiết kế, nếu được phê duyệt thiết kế mới thi công. Đằng này, UBND xã Nam Tân không những không làm đúng quy trình mà còn thực hiện việc đền bù GPMB sai quy định, khiến dư luận bức xúc.
 
Hơn 5 năm sau khi thu hồi đất, đến nay, Dự án “Xây dựng cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cao cấp” vẫn giải quyết chưa ổn thỏa phần giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, công trình được xem là của nhà đầu tư thi công trái phép thì vẫn ngang nhiên “cao lớn mỗi ngày”. Dư luận đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một dự án hay chỉ là “chiêu bài” hòng “đánh bùn sang ao” để trục lợi của các vị quan xã Nam Tân?
 
Nhiều người còn quả quyết, cả xã có 22 cán bộ nhưng hơn nửa là những người có quan hệ “dây mơ rễ má, nội thân ngoại thích”, khiến việc công nhiều khi biến thành việc tư, họ muốn làm gì mà chẳng được. Thực hư về điều này, trong khuôn khổ bài viết khác, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả.

Văn Dũng
.