Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201303/26660-canh-giac-voi-duong-day-lua-dao-392272/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201303/26660-canh-giac-voi-duong-day-lua-dao-392272/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cảnh giác với đường dây lừa đảo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 08/03/2013, 08:13 [GMT+7]
26660

Cảnh giác với đường dây lừa đảo

Lợi dụng nhu cầu lao động, nhiều đường dây, với nhiều “chiêu” lừa đảo đã xuất hiện. Vì muốn có suất biên chế, không ít người đã đưa tiền cho “cò” của các đường dây lừa đảo này.
 
Cảnh giác trò lừa đảo
 
Chị Lê Thị Nguyệt ở thị trấn Lạt (huyện Tân Kỳ) phản ánh: Sau khi tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ, Trường CĐSP Nghệ An, Nguyệt đi xin việc khắp nơi nhưng không đạt yêu cầu tuyển dụng, vì hầu hết các đơn vị yêu cầu phải có trình độ đại học, hệ chính quy trở lên. Trên đường xuống TP Vinh thăm người bạn, tình cờ gặp một người quen của bạn mình giới thiệu tên là Lê Văn N. có quan hệ rộng với các sếp lớn.
 
Người này ắt giá luôn, nếu muốn vào Sở Ngoại vụ, Bảo hiểm xã hội… thì mất từ 80 triệu đồng đến 150 triệu đồng trở lên. Còn riêng trường hợp của Nguyệt, muốn xin đi dạy học ở một trường cấp hai ngoại ô thành phố phải mất 70 triệu đồng. Muốn chạy việc cứ làm thủ tục với tôi, sau đó tôi phải làm qua một vài người môi giới khác, tôi chỉ là người giới thiệu thôi. Lê Văn N. chắc chắn nói.
 
Thấy chỗ quen biết với bạn mình, chị Nguyệt về nhà xin bố mẹ bán con trâu của gia đình, hai con lợn và chạy vạy vay mượn được tất cả 35 triệu đồng rồi khăn gói xuống Vinh tìm gặp N.. Như đã hẹn, N. dẫn thêm một người đàn ông khác tới gặp Nguyệt để nhận hồ sơ và lấy trước tiền cọc 35 triệu đồng.
 
Tình trạng thất nghiệp cao, người lao động cần cẩn thận với chiêu lừa đảo chạy việc -  Ảnh minh họa
 
Hứa khi nào xong việc đưa tiếp số tiền còn lại. Chị Nguyệt về nhà chờ đợi trong hy vọng sẽ sớm được làm cô giáo dạy học. Tuy nhiên, chờ 1 tháng, 2 tháng, rồi 3 tháng vẫn không thấy có hồi âm. Cho đến hết học kỳ 1 của năm học 2012 - 2013 vẫn chưa thấy N. báo kết quả.
 
Nóng lòng, chị Nguyệt gọi điện hỏi N. thì được trả lời chờ thêm thời gian nữa. Thấy vậy, chị Nguyệt và gia đình đã yêu cầu N. và người đi cùng trả lại tiền cọc thì được hai đối tượng này khất lần, khất lữa. Mãi cho tới khi chị Nguyệt dọa làm đơn gửi báo chí và công an thì hai đối tượng trên mới mang tiền trả lại cho chị Nguyệt.
 
Tương tự, anh Nguyễn Sơn (quê Yên Thành), sau khi tốt nghiệp ĐHKT Quốc dân Hà Nội, Sơn về Vinh thuê phòng trọ để tiếp tục học thêm chút ít tiếng Anh. Tình cờ ở trọ cùng dãy với một người tên là Hoàng. Ngày mới đến, Hoàng giới thiệu mình công tác ở một trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn TP Vinh. Muốn vào các sở, ban, ngành trên địa bàn này, Hoàng đều có cửa để chạy.
 
Thấy vậy, Sơn có nguyện vọng muốn vào Bảo hiểm Xã hội tỉnh Nghệ An, Hoàng trả lời: Mất khoảng 100 triệu đồng chi đó. Vì muốn có suất biên chế Nhà nước, Sơn đã đưa hồ sơ và tiền cọc trước cho Hoàng gần 30 triệu đồng, sau đó về nhà với điệp khúc chờ. Đến tận ngày đơn vị này công bố danh sách tuyển dụng mới phát hiện mình không có tên trong danh sách công bố trên mạng.
 
Gọi điện hỏi Hoàng thì được đối tượng này trả lời, đưa thêm 20 triệu nữa để Hoàng bảo họ (Hội đồng tuyển dụng - P.V) bổ sung danh sách. Tuy nhiên, người nhà anh Sơn đã liên lạc với lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh Nghệ An thì được biết, không hề có ai tên tuổi, quê quán như người nhà anh Sơn phản ánh trong danh sách thi lần này. Biết mình bị lừa, anh Sơn yêu cầu Hoàng phải trả lại số tiền trên.
 
Ông N.V.C - Giám đốc của một Bệnh viện trên địa bàn Nghệ An phản ánh: Mới rồi có một đối tượng tự xưng là cộng tác viên của cơ quan báo này báo nọ, vì quen biết với lãnh đạo cấp trên nên đã tới xin việc cho một đứa cháu vào cơ quan tôi. Nói là xin, chứ thực chất là “ép” tôi nhận một suất vào đây, nhưng tôi dứt khoát không nhận, vì cơ quan không có nhu cầu tuyển dụng, mà nếu có thì phải thông báo rộng rãi và phải báo cáo với các cơ quan chức năng liên quan, đâu phải mình tôi quyết là được. Vì trước đây, “đối tượng” này cũng đã từng đặt vấn đề xin cho một đứa cháu vào đây công tác, nhưng sau khi xét thấy điều kiện không thể làm trong ngành y tế được nên tôi đã không nhận.
 
Được biết, gần đây sinh viên Nghệ An ra trường thất nghiệp quá nhiều, đi xin việc ở một số tỉnh khác người ta không nhận. Lợi dụng nhu cầu việc làm của người lao động, nhất là các sinh viên mới ra trường, nhiều đường dây lừa đảo xuất hiện. Do mù thông tin tuyển dụng của các sở, ban, ngành trên địa bàn nên không ít người cả tin, trao luôn số tiền không nhỏ vào tay các đối tượng lừa đảo việc làm. Hầu hết thu được tiền, các đối tượng này bỏ vào ngân hàng lấy lãi hoặc dùng để đầu tư vào mục đích khác…

Lật tẩy trùm đường dây lừa đảo
 
Vừa qua, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra xét xử, tuyên phạt Bùi Xuân Lâm (35 tuổi), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An (trú tại xóm 2, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn) 20 năm tù giam. Với cái mác của mình, Lâm đã nhận tiền và hứa chạy việc cho 195 lao động. Tổng số tiền Lâm lừa đảo gần 10 tỷ đồng nhưng không hề chạy được việc cho bất kỳ một ai.
 
Bằng cách rêu rao có quan hệ với nhiều quan chức và bản thân sắp lên làm Giám đốc Trung tâm, từ năm 2009 - 2012, Bùi Xuân Lâm đã lừa đảo hàng trăm người dân với chiêu bài chạy việc. Thủ đoạn của Lâm là lên mạng Internet và tìm hiểu qua kênh bạn bè về các chương trình đào tạo của các ngành, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển dụng lao động vào các cơ quan, ban, ngành, rồi cách thức thi công chức tại tỉnh Nghệ An.
 
Sau đó, Lâm lừa dối nhiều người là có khả năng xin việc cho các sinh viên vừa tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm. Lâm hứa hẹn với nhiều người rằng sẽ “sắp xếp” vào các vị trí ở nhiều cơ quan, ban, ngành của tỉnh và huyện khác nhau… Với chức danh là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An nên đối tượng này đã được nhiều người tin tưởng giao tiền nhờ xin việc. Sau khi lừa đảo được gần 10 tỷ đồng, tháng 1/2012, Lâm làm đơn xin nghỉ việc rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cuối năm 2012 thì ra đầu thú.
 
Tại Cơ quan điều tra Lâm khai nhận, số tiền hơn 10 tỷ đồng chiếm đoạt được, Lâm dùng để trả nợ kinh doanh thua lỗ, trả tiền lãi vay nóng của nhiều người. Lâm là người rất mê tín, thích hầu đồng và thường xuyên đi các đền, chùa để cầu cúng nên đã chi hơn 2 tỷ đồng cho việc hầu đồng và rải tiền ở các ngã 3, ngã 4 đường. Lâm cũng chi hơn 1,5 tỷ đồng cho các cuộc nhậu nhẹt, chơi bời để khuếch trương thanh thế.

Phan Sáng
.