Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201202/18622-bao-gio-moi-het-tra-tan-nguoi-dan-398718/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201202/18622-bao-gio-moi-het-tra-tan-nguoi-dan-398718/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bao giờ mới hết “tra tấn” người dân? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 28/02/2012, 14:00 [GMT+7]
18622

Bao giờ mới hết “tra tấn” người dân?

Ô nhiễm đã thành… “truyền thống”
 
Xí nghiệp chế biến Cà phê - Cao su Nghệ An được thành lập từ năm 1956, tiền thân là Nông trường Tây Hiếu. Với "thâm niên" gần 60 năm tồn tại nên xí nghiệp này được xem như một trong những đơn vị chế biến cao su, cà phê có công nghệ "cổ" nhất tỉnh. 
 
Hiện nay, xí nghiệp này gồm có hai tổ máy xát cà phê (xát nước) với công suất khoảng 5 tấn/giờ. Trung bình mỗi năm đơn vị này có trên 3.000 tấn cà phê tươi được đưa vào chế biến với lượng vỏ cà phê thải ra cũng lên đến hàng nghìn tấn. Với lượng vỏ cà phê thải ra hàng nghìn tấn như vậy nên công ty đã giành một phần diện tích đất ở phía sau xưởng để tập kết và một phần được bán ra cho người dân dùng làm phân bón.
 
Tuy nhiên, trong quá trình phân hủy của vỏ cà phê đã tạo ra nước có mùi hôi thối hết sức khó chịu bao trùm không khí toàn nhà máy và khu vực dân cư lân cận.
 
 
 
Cũng cần phải nói thêm rằng, ngoài việc xả nước thải chưa qua xử lý từ chế biến cà phê gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì với việc chế biến khoảng từ 3.500 - 3.800 tấn mủ cao su (số liệu mùa cao su năm 2011) đã tạo ra mùi hôi thối cực kỳ khó chịu càng làm cho tình hình ô nhiễm ở đây thêm phần trầm trọng.
 
"Ở đây cứ đến mùa chế biến cà phê, cao su là dân chúng tôi lại cơ khổ các chú ạ. Mùi hôi thối bắt đầu từ tháng 5 khi mùa chế biến mủ cao su bắt đầu cho đến tháng 12 cộng với mùi hôi từ vỏ cà phê đang phân hủy từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau, như thế là dân chúng tôi gần như quanh năm sống chung với ô nhiễm, khổ lắm!" - Bà Nguyễn Thị Hòa, ở xóm Hưng Bắc, xã Tây Hiếu bức xúc.
 
Cũng theo những người sống ở đây lâu năm, trong đó có cả một số cán bộ, công nhân của xí nghiệp về hưu cho biết, việc xí nghiệp xây dựng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước nên một điều chắc chắn rằng công nghệ sẽ rất lạc hậu, việc đảm bảo hài hòa giữa sản xuất và xử lý ô nhiễm gần như là bó tay. Mấy chục năm nay, người dân sống ở xung quanh xí nghiệp sản xuất luôn phải chịu cảnh "ăn ngủ cùng ô nhiễm".
 
Bao giờ người dân mới hết khổ?
 
Theo quan sát, do bể lắng này có diện tích “khiêm tốn” với 500m3 nên khi nước thải chảy vào hầu như bể không có tác dụng để lắng cặn thải và làm trong nước nữa mà toàn bộ nước thải sẽ chảy qua bề mặt của bể này sau đó theo cống thoát nước mưa chảy thẳng ra sông Hiếu.
 
Tận mắt chứng kiến cái mà ông Trần Ngọc Khánh, Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Cà phê - Cao su Nghệ An gọi là "hệ thống bể lắng lọc" với cỏ cây mọc um tùm cao đến tận mái che thì có thể hiểu được mức độ quan tâm đến việc xử lý môi trường trong quá trình sản xuất của đơn vị này tệ đến mức độ nào!
 
Rãnh nước dẫn từ xưởng chế biến...
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê - Cao su Nghệ An khẳng định, việc người dân phản ánh cũng có cơ sở. Ông Thành lý giải thêm rằng do công nghệ sản xuất cũng như xử lý nước thải của đơn vị đã quá cũ kỹ và lạc hậu nên khó tránh khỏi ô nhiễm.
 
"Những năm trước đây, thải ra bao nhiêu vỏ cà phê dân đều vào mua về làm phân bón hết, thế nhưng năm nay do thời tiết mưa nhiều nên lượng vỏ cà phê thải ra dân đến lấy cũng ít đi, hơn nữa chúng tôi cũng không thể vận chuyển đi đổ được, vấn đề có ô nhiễm thì chỉ mang tính tức thời mà thôi. Mà thực ra việc nước thải cà phê có chảy ra như người dân phản ánh thì cũng đã đến mức độ ô nhiễm gì ghê gớm lắm đâu!?" - ông Thành cho biết thêm.
 
Với cách trả lời thiếu trách nhiệm như vị lãnh đạo công ty nói trên thì việc người dân nơi đây phải chịu cảnh ô nhiễm hàng chục năm nay như phản ánh ở trên cũng là điều dễ hiểu!
Rồi xuống khu vực mương dẫn nước vào ruộng, một phần chảy theo khe, ra sông Hiếu
 
Ông Hồ Thanh Phong, Trưởng phòng TN&MT thị xã Thái Hòa cho rằng, các giải pháp được đưa ra là thay đổi dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến hơn hoặc di chuyển địa điểm. Tuy nhiên xem ra các "ý tưởng" trên có thực hiện được hay không cũng phải tính đến các chỉ số tác động môi trường hiện nay.
 
Với sự thờ ơ, vô trách nhiệm của những người liên quan thì việc tháo gỡ những khúc mắc về vấn đề môi trường cho Xí nghiệp chế biến Cà phê - Cao su chắc chắn là không hề đơn giản trong ngày một ngày hai. Và việc người dân phải sống chung với ô nhiễm chắc sẽ còn là câu chuyện dài kỳ khó giải quyết.

Ngọc Thái - Phạm Tuân
.