Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201202/18124-tin-dung-den-nhin-tu-khia-canh-phap-luat-399100/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201202/18124-tin-dung-den-nhin-tu-khia-canh-phap-luat-399100/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tín dụng đen nhìn từ khía cạnh pháp luật - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 04/02/2012, 08:00 [GMT+7]
18124

Tín dụng đen nhìn từ khía cạnh pháp luật

Tín dụng là một loại giao dịch dân sự. Theo đó, các bên tự định đoạt, tự quyết định cho vay và nhận vay tài sản là tiền. Để làm việc này, các bên phải xác lập thoả thuận hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Thuật ngữ tín dụng đen, được hiểu là hoạt động cho vay tài sản trái quy định pháp luật, giữa các chủ thể với nhau.
 
Thông thường, thì giao dịch này vi phạm về hình thức, vi phạm một phần về nội dung giao dịch dân sư và đặc biệt là bên vay chấp nhận lãi suất theo ý chí của bên cho vay, nhiều hậu quả đã xảy ra mà không thể ngăn chặn, khắc phục được từ lãi suất cho vay.
 
Tín dụng là một hoạt động của ngân hàng và một số tổ chức kinh tế, xã hội được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hoạt động này được quản lý, chỉ đạo và tuân thủ các quy định của pháp luật, nó là "bà đỡ" cho những ai cần vốn để tác nghiệp, hoạt động mưu sinh chính đáng, không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không là trách nhiệm, là năng lực của bên vay theo quy định của thỏa thuận dân sự.
 
Gần đây, ở một số địa phương, một số cá nhân tham gia tín dụng đen tuyên bố vỡ nợ, bỏ trốn khỏi nơi cư trú, thậm chí có người còn cả nghĩ và nhắm mắt đến cơ quan công an khai báo, xin được vào nhà tạm giữ để lánh nạn, trốn việc truy đuổi, sát hại của các chủ nợ.
 
Nhiều chủ nợ dựng lều canh gác, bao vây con nợ phòng họ bỏ trốn và có lúc mạnh ai nấy làm, họ phá hoại, chiếm đoạt tài sản còn lại của con nợ, làm náo loạn cả khu vực, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Có con nợ còn tìm cách tự sát để né tránh khoản nợ hàng trăm tỷ đồng. Hậu quả là không biết tiền vay đi về nơi đâu, vào túi ai mà cả núi tiền cho vay chỉ một vài năm đã bóng chim tăm cá.

Tín dụng đen, trước hết là hoạt động huy động vốn vay của một số cá nhân, lãi suất được tính qua đêm, thông thường cứ 1.000.000 đồng qua đêm, thì sinh lời 3.000 hoặc 5.000 đồng, thậm chí là 12.000 đồng.
 
Người vay chơi đẹp, trả ngay lãi suất tức thì cho người cho vay, với tiền tươi, thóc thật, sinh lời cao hơn hàng chục lần lãi suất gửi vào ngân hàng, thế là loá mắt, cố gắng huy động vốn từ nhiều nguồn để kiếm lời một cách dễ dãi.
 
Có người vay qua đêm, sinh lời ba phẩy, lấy tiền vay được cho người khác vay tiếp năm phẩy, ăn chênh lệch hai phẩy, ban đầu ngồi một chỗ mà hái ra tiền, rồi dây này, hội kia bể nợ, vay xong rồi bỏ trốn, để chiếm đoạt hoặc kinh doanh thua lỗ, lãi mẹ đẻ lãi con, lãi cháu, thế là vỡ nợ.
 
Nhiều người có hiểu biết lĩnh vực này dự báo rằng, từ nay đến giữa năm Nhâm Thìn, tín dụng đen sẽ vỡ bể lớn, sẽ chạm đáy vào những ngày cuối năm âm lịch, vì đây là khoảng thời gian nhiều người chốt lại công nợ, chốt lại việc vay, việc trả, để kết thúc một năm làm ăn, kinh doanh, giao dịch. An ninh trật tự sẽ nóng lên, kẻ mất nhà, nhà mất người, sẽ xảy ra cảnh đòi nợ thuê, xiết nợ, truy sát các con nợ liên quan.

Nhìn từ khía cạnh pháp luật, thì hoạt động vay tài sản trong dân là loại giao dịch dân sự thông dụng. Nhưng nhiều hành vi nhận tài sản, giao tài sản, chiếm đoạt tài sản lại có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
 
Tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đều được quy định trong cùng một chương - Chương XIV: Các tội phạm xâm phạm sở hữu, phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999. Hai tội phạm này có các yếu tố cấu thành về khách thể, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm giống nhau.
 
Tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xâm hại khách thể là quyền sở hữu của người khác về tài sản; được thực hiện bởi hành vi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của hai tội phạm này đều có thể là bất kỳ ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có đủ điều kiện về tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự.
 
Tuy nhiên, đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì ngoài những điều kiện về tuổi, về năng lực trách nhiệm hình sự, thì chủ thể tội phạm phải là người được chủ tài sản tín nhiệm, giao cho một tài sản nhất định của mình để họ sử dụng, bảo quản, vận chuyển... thông qua những hình thức hợp đồng hợp pháp.

Tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có sự khác nhau cơ bản về dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm.

Theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, thì hành vi của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Còn theo Điều 140 Bộ luật Hình sự, thì hành vi khách quan của tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp, dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, giữa tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", tuy là hai loại tội đều thuộc nhóm tội có mục đích chiếm đoạt, người phạm tội đều có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Nhưng để chiếm đoạt được tài sản của người khác, thì giữa tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" lại có biểu hiện khác nhau về những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm.

Thứ nhất, là sự khác biệt về dấu hiệu "dùng thủ đoạn gian dối" để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", hành vi dùng thủ đoạn gian dối là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật bằng những thủ đoạn rất đa dạng như qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người khác... để làm người có tài sản tin đó là thật và đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối.
 
Hành vi gian dối này bao giờ cũng có trước hành vi nhận được tài sản từ người khác, hành vi gian dối trong tội này là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt, còn hành chiếm đoạt là mục đích của hành vi gian dối. Đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", người phạm tội cũng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
 
Hành vi gian dối trong tội lạm dụng tín nhiệm chỉ xuất hiện khi người có hành vi gian dối đã nhận được tài sản do người có tài sản tín nhiệm giao cho. Việc nhận được tài sản của người khác là hoàn toàn ngay thẳng, thông qua những hợp đồng có thể bằng miệng, bằng văn bản mà người có tài sản giao cho để sử dụng (hợp đồng vay, mượn), sửa chữa (hợp đồng sửa chữa), vận chuyển (hợp đồng vận chuyển), bảo quản (hợp đồng bảo quản)...
 
Hành vi gian dối trong tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" chỉ là những hành vi che đậy nhằm không trả lại tài sản theo đúng nghĩa vụ hợp đồng như: Giả tạo việc mất tài sản, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản.

Thứ hai, là sự khác biệt về thời điểm hoàn thành tội phạm. Hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thuộc nhóm các tội có mục đích chiếm đoạt.
 
Trong tội lừa đảo, người phạm tội có ý thức chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu và để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản, họ chủ động thực hiện hành vi gian dối để nhận (chiếm hữu) được tài sản của người có tài sản (chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp) và sau đó chiếm đoạt tài sản. Vì, có ý thức chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu, cho nên khi người phạm tội đã nhận được tài sản từ người khác thì đồng thời chiếm đoạt luôn tài sản.
 
Tuy nhiên, trường hợp người nào đó mặc dù có hành vi gian dối để làm cho người có tài sản tưởng là thật đã giao tài sản cho họ, nhưng sau khi nhận được tài sản họ không có ý định chiếm đoạt, không thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thì đương nhiên không cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoàn thành từ khi người phạm tội nhận được tài sản từ người có tài sản.

Đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", như đã phân tích ở trên, người phạm tội chỉ có ý định chiếm đoạt tài sản sau khi họ đã nhận được tài sản từ người chủ sở hữu hoặc người đang quản lý hợp  pháp đối với tài sản.
 
Họ nhận được tài sản là hoàn toàn ngay thẳng, hợp pháp, là do người có tài sản tín nhiệm họ mà giao phó; vì thế, trước khi nhận được tài sản, người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt. Nhưng sau khi nhận được tài sản (thông qua một hợp đồng nhất định) và trong quá trình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt.
 
Mục đích chiếm đoạt tài sản trong tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" rất dễ dàng thực hiện, bởi vì, khi người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì trong tay họ đang chiếm hữu tài sản của người khác rồi, họ có mọi điều kiện "thuận lợi" để định đoạt tài sản.
 
Hành vi chiếm đoạt ở đây thể hiện bằng cách người phạm tội không trả lại tài sản cho người có tài sản như cam kết trong hợp đồng, đến hẹn phải trả lại tài sản, nhưng người phạm tội không trả lại tài sản mà chiếm đoạt bằng thủ đoạn trốn chạy hoặc che đậy bởi những thủ đoạn gian dối khác như phân tích ở trên.
 
Vì vậy, tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" hoàn thành khi mà người phạm tội cố tình không thực hiện nghĩa vụ phải trả lại tài sản theo hợp đồng cho người đã giao tài sản cho mình, mà lại chiếm đoạt tài sản đó.

Điểm khác biệt thứ ba, là việc giao nhận tài sản giữa người có tài sản (chủ sở hữu hoặc người đang quản lý hợp pháp)  với người phạm tội. Trong tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, người phạm tội nhận được tài sản là đều do người có tài sản tự giác giao cho họ.
 
Song, khác nhau ở chỗ, trong tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thì người có tài sản tự giác giao tài sản cho người phạm tội, vì người phạm tội đã có những hành vi gian dối, dùng thủ đoạn gian dối để tạo dựng nên những điều giả tạo, không đúng sự thật nhưng người có tài sản lại tin đó là sự thật, mà tự giác giao tài sản cho họ. Hay nói cách khác là do người có tài sản đã bị người phạm tội lừa dối, nên họ đã tự giác giao tài sản.
 
Còn đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", thì khi giao tài sản, người có tài sản hoàn toàn biết rõ, tin tưởng vào khả năng thực tế của người phạm tội có đủ mọi điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã cam kết, nên đã tín nhiệm giao tài sản bằng cách thông qua các hợp đồng.

Hồ Bá Võ
.