Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/thiet-bi-moi-giup-giai-quyet-chung-u-tai-775743/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/thiet-bi-moi-giup-giai-quyet-chung-u-tai-775743/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thiết bị mới giúp giải quyết chứng ù tai - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 10/01/2018, 11:09 [GMT+7]

Thiết bị mới giúp giải quyết chứng ù tai

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan vừa phát triển thành công một thiết bị hứa hẹn sẽ là "cứu cánh" cho những bệnh nhân mắc hội chứng ù tai - tinnitus.

Chứng bệnh ù tai là nỗi ám ảnh của hàng triệu người.
Chứng bệnh ù tai là nỗi ám ảnh của hàng triệu người.

Chứng bệnh ù tai được biểu hiện khi người bệnh đội ngột cảm nhận những tiếng động bất thường xuất hiện trong tai, ví dụ như tiếng ồn, tiếng chuông reo hoặc âm “vo vo, u u” như có côn trùng bay trong tai. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống của họ. Theo thống kê năm 2016, có đến 2 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng bệnh này. Đồng thời đây cũng là một dạng bệnh nghề nghiệp phổ biến trong quân đội. Tệ hơn nữa, đây thường được coi là bệnh mãn tính, không thể chữa trị được.

Người bệnh thường phải sử dụng âm thanh, nghe nhạc lớn để làm dịu đi cảm giác khó chịu.
Người bệnh thường phải sử dụng âm thanh, nghe nhạc lớn để làm dịu đi cảm giác khó chịu.

Những phương pháp điều trị hiện tại chỉ đang tập trung vào điều trị nhận thức để giúp người bệnh làm quen với những âm thanh lạ, sử dụng âm thanh thực tế để che giấu đi cảm giác hoặc thậm chí là nhờ đến cả những ca phẫu thuật não nguy hiểm nhưng hiệu quả không cao. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ có thể thay đổi nhờ vào một thiết bị mới được công bố của các nhà khoa học tại đại học Michigan.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học - đứng đầu là giáo sư Susan Shore, đã tạo ra một thiết bị sử dụng những xung điện yếu và âm thanh đặc biệt nhằm sắp đặt lại các tế bào hình thoi (fusiform cells) trở lại bình thường và ngừng phát đi những tín hiệu sai lệch. Tế bào hình thoi là những tế bào chính giúp não đánh giá âm thanh đến từ đâu và loại bỏ tiếng ồn xung quanh.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 20 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm kéo dài trong 16 tuần. Hằng ngày, người bệnh sẽ sử dụng thiết bị trong 30 phút. Trong quá trình sử dụng, máy sẽ phát ra những tín hiệu tác động, kích thích những tế báo hình thoi thay đổi tốc độ ban đầu, và đặt các tế bào thần kinh này trở lại hoạt động bình thường. Đầu tiên, âm thanh đặc biệt được phát vào tai nghe thông qua một tai nghe chuyên dụng. Những kích thích này sau đó được kết hợp luân phiên với các ánh sáng điện tử truyền qua các điện cực được gắn trên má hoặc cổ.

Thiết bị được thử nghiệm trên người bệnh.
Thiết bị được thử nghiệm trên người bệnh.

Kết thúc thời gian thí nghiệm, không ai trong số họ cho thấy dấu hiệu của tác dụng phụ. Hầu hết đều nói rằng mức độ phiền toái của các âm thanh ảo đã giảm đáng kể. Đặc biệt, hai trong số họ cho biết chứng ù tai quái đản kia đã biến mất hoàn toàn.

Giáo sư Susan Shore - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết: “Những kết quả trên tất nhiên đã khích lệ chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên chúng tôi cần phải tối ưu hóa thời gian điều trị cũng như xác định đúng những phân nhóm bệnh nhân nào có thể có lợi nhất. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu thêm rằng liệu phương pháp này có tác dụng đối với những bệnh nhân bị dị dạng ở đầu và cổ hay không.”

Trên thực tế, thí nghiệm trên còn nhiều hạn chế khi bệnh nhân bị tái phát sau một tuần ngưng sử dụng thiết bị, ngay cả đối với 2 bệnh nhân đã báo cáo chứng bệnh đã biến mất hoàn toàn, hay việc các nhà nghiên cứu đã chỉ sử dụng các tình nguyện viên có cùng một dạng thức ù tai đặc biệt cho thí nghiệm.

Tuy vậy, chúng ta vẫn hoàn toàn có quyền đặt mong chờ và hi vọng vào một công nghệ mới có khả năng tạo ra một bước ngoặt trong việc chữa trị một chứng bệnh đã từng được coi là "vô phương cứu chữa" này.

.

TH

.