Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/sinh-vien-che-tao-robot-don-rac-chay-bang-nang-luong-mat-troi-763172/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201710/sinh-vien-che-tao-robot-don-rac-chay-bang-nang-luong-mat-troi-763172/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sinh viên chế tạo robot dọn rác chạy bằng năng lượng mặt trời - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 22/10/2017, 10:31 [GMT+7]

Sinh viên chế tạo robot dọn rác chạy bằng năng lượng mặt trời

Robot nhỏ gọn, có tính cơ động cao, khả năng di chuyển linh hoạt trên các kênh rạch, sông hồ và đặc biệt là tự động vớt rác và lục bình trôi nổi trên sông.

Hai chàng sinh viên Nguyễn Thành Thi (phải) và Nguyễn Vĩ Nhân- chủ nhân của sản phẩm robot vệ sinh kênh rạch. Ảnh: NVCC.
Hai chàng sinh viên Nguyễn Thành Thi (phải) và Nguyễn Vĩ Nhân- chủ nhân của sản phẩm robot vệ sinh kênh rạch. Ảnh: NVCC.

Chủ nhân của dự án này là hai chàng sinh viên Khoa điện - điện tử, ĐH Giao thông vận tải phân hiệu TP.HCM: Nguyễn Thành Thi và Nguyễn Vĩ Nhân.

Nhiều kênh rạch ở TP.HCM đều ô nhiễm

Hằng ngày đến trường, Thi nhận thấy lục bình trôi dày đặc trên các kênh rạch trên địa bàn thành phố. Trong khi các cô chú lao công phải trực tiếp trục vớt rác thải bị ô nhiễm trên sông, rất ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thi tiến hành đi thực tế tại một số kênh rạch khác và nhận thấy rất nhiều kênh rạch chịu tình trạng ô nhiễm bởi lục bình và rác. Tình trạng ô nhiễm hiện hữu ở một số kênh rạch như rạch Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh), rạch Ông Độ (nhánh 1 gần cầu Kênh Tẻ quận 7), kênh Nước Đen (quận Bình Tân)…

“Các dòng kênh này bị phủ một “thảm” rác, nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh biến thành ao tù, bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sôi của muỗi, ruồi… Dòng nước kênh tại đây đã chuyển sang màu đen ngòm. Những ngày không khí nóng bức, mùi nước lẫn mùi rác thải bốc lên nồng nặc. Đêm đến thì muỗi xuất hiện nhiều như châu chấu. Sốt xuất huyết, giun sán, tiêu chảy,... là những bệnh thường gặp ở các khu vực dân cư xung quanh những kênh rạch này” - Thi kể.

Cũng trong quá trình đi thực tế, các thành viên nhóm tận mắt nhìn thấy ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế. Tình trạng người dân xả rác bừa bãi xuống kênh rạch vẫn diễn ra thường xuyên làm cho công tác nạo vét, thu gom rác trên kênh rạch, mất rất nhiều kinh phí nhưng lại không hiệu quả.

Từ những trăn trở đó, nhóm đã đặt ra câu hỏi: “Phải làm thế nào để giúp các cô, chú lao công đỡ vất vả hơn trong công việc và hạn chế tiếp xúc với rác thải ô nhiễm hay không?”. Đó là nguyên nhân nhóm xây dựng mô hình robot vớt rác, lục bình trên kênh rạch.

Robot hoạt động bằng năng lượng mặt trời

Robot có tính năng nhỏ gọn, đáp ứng được các công nghệ chế tạo trong nước, có tính cơ động cao, khả năng di chuyển linh hoạt trên các kênh rạch, sông hồ, có tính đa dụng tự động vớt rác và lục bình trôi nổi trên sông.

Phần cơ khí, robot được trang bị hai phao bên hông để có thể nổi được trên mặt nước. Phía trước robot có một gàu múc để vớt rác và lục bình, gàu múc được liên kết với 2 động cơ kéo. Thân robot có một khay chứa để chứa rác và lục bình được vớt từ gàu múc.

Trên nóc robot có bộ pin năng lượng mặt trời có khả năng xoay được 360 độ để nhận ánh sáng mặt trời cho robot hoạt động mà không gây ô nhiễm môi trường. Bên trong robot có chứa hộp điều khiển chứa mạch điện và ắc quy.

Khoang chứa rác được trang bị cánh quạt thổi khô đặt bên dưới khay chứa nhằm mục đích sấy khô rác thải và lục bình.

Phần điện tử của robot gồm mạch điện trung tâm điều khiển động cơ lái, động cơ thổi, động cơ gàu múc, quản lý chuyển đổi giữa nguồn năng lượng ắc quy và pin mặt trời. Người dùng có thể điều khiển robot bằng tay bởi một cần điều khiển.

Mô hình robot vệ sinh kênh rạch của nhóm. Ảnh: NVCC.
Mô hình robot vệ sinh kênh rạch của nhóm. Ảnh: NVCC.

Nói về robot này, Nguyễn Vĩ Nhân cho hay, trong quá trình thực hiện đề tài nhóm còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt vì còn là sinh viên nên điều kiện kinh phí có hạn nên vẫn chưa hoàn thiện được sản phẩm. Robot vệ sinh kênh rạch do nhóm nghiên cứu mới chỉ ở dạng mô hình.

“Vì mục đích chính của nhóm là phát triển robot nhỏ, gọn có tính cơ động cao nên với các kênh rạch sông ngòi lớn thì một robot thì không thể đảm nhiệm được. Nhóm đã đề ra ý tưởng sử dụng nhiều robot tùy theo quy mô và độ rộng mà lựa chọn số lượng robot cho phù hợp, các robot này có khả năng giao tiếp, tương tác với nhau, phân chia công việc để hoàn thành được việc vớt rác trong thời gian sớm nhất” - Nhân cho biết.

.

TH

.