Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201701/ky-thuat-nhan-dien-toi-pham-trong-90-phut-718930/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201701/ky-thuat-nhan-dien-toi-pham-trong-90-phut-718930/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Kỹ thuật nhận diện tội phạm trong 90 phút - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 15/01/2017, 15:41 [GMT+7]

Kỹ thuật nhận diện tội phạm trong 90 phút

 
Các nhà khoa học có thể sử dụng ADN thu được từ hiện trường vụ án để tái tạo lại hình ảnh tội phạm nhờ công nghệ lắp ráp ảnh phân tử. Quá trình trên được gọi là "lắp ráp ảnh phân tử".
 
"Công nghệ này mở ra viễn cảnh tái tạo khuôn mặt nhờ một vài tế bào", Gabriel Weston, bác sĩ phẫu thuật giải thích trong loạt phim Lịch sử truy bắt Tội phạm của BBC.
 
Để kiểm tra hiệu quả của phương pháp này, ADN lấy từ mẫu nước bọt của Gabriel được gửi (không ghi tên) đến một nhóm các nhà khoa học Bỉ. Từ dữ liệu này, tiến sĩ Peter Claes, một chuyên gia ảnh y khoa tại Đại học Leuven, đã tái tạo lại hình ảnh khuôn mặt Gabriel.
Khuôn mặt kẻ phạm tội sẽ được tái tạo nhờ lắp ráp ảnh phân tử dựa trên cấu trúc ADN.
Khuôn mặt kẻ phạm tội sẽ được tái tạo nhờ lắp ráp ảnh phân tử dựa trên cấu trúc ADN.
Người ta có thể đánh giá mức độ chính xác khi so sánh hình ảnh khuôn mặt thật của Gabriel và hình ảnh tạo ra dựa trên cấu trúc di truyền. "Xương lông mày của cô nhô ra ngoài nhiều hơn người bình thường, cằm cũng vậy", tiến sĩ Claes mô tả khuôn mặt Gabriel.
 
"Cô có một chiếc cằm đặc biệt, nhô cao hơn so với một người châu Âu tầm thước. Nhưng theo tôi, nét này không xấu. Má cô hơi phẹt, tuy nhiên, khó mà định hình chính xác điểm này trên khuôn mặt, vì nó phụ thuộc vào chế độ ăn uống."
 
Sau khi chồng xếp khuôn mặt dự đoán lên một bức ảnh của Gabriel thì tất cả mắt, mũi, miệng, cằm đều nằm ở đúng vị trí. Tuy nhiên, chúng hơi tròn so với người thật. Claes cùng với các đồng nghiệp ở Mỹ đang xây dựng cơ sở dữ liệu khuôn mặt và ADN. 
 
Trên cơ sở này, ông tạo ra mô hình cấu trúc khuôn mặt dựa vào 20 gene. Họ đang phát triển nhanh chóng công nghệ này, nâng số gene lên 200. Dự kiến, sau vài năm nữa, ảnh thu được sẽ chính xác hơn.
Nước Mỹ sắp sửa đưa vào sử dụng chiếc máy xét nghiệm ADN có khả năng mang lại kết quả trong 90 phút. Arizona đã trở thành bang đầu tiên tại Mỹ ra mắt chiếc máy xét nghiệm RapidHIT và hạt Richland. Và Arizona trở thành nơi đầu tiên sử dụng chiếc máy này để hỗ trợ điều tra một vụ án giết người.
 
Cho đến nay, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang chuẩn bị sử dụng chiếc máy này. Trên thực tế, máy xét nghiệm ADN RapidHIT có giá 250.000 USD đã được sử dụng tại một số nước, như Trung Quốc, Nga, Australia và các nước ở châu Phi và châu Âu. 
 
RapidHIT là sản phẩm hợp tác giữa Công ty IntegenX của Mỹ và Key Forensic Services ở Anh, nó có thể sử dụng những bằng chứng thu thập từ các vụ án, chẳng hạn như miếng gạc thấm máu, và so sánh với cơ sở dữ liệu ADN quốc gia, nhanh chóng xác định thủ phạm.
 
"Hệ thống RapidHIT đã giúp tạo hồ sơ đầy đủ, thành công từ mọi vật dụng đa dạng của vụ án, như răng, cổ chai, tàn thuốc lá, quần áo và các bệnh phẩm", đại diện Hãng IntegenX cho biết.
 
Thiết bị di động này trông hơi giống với một chiếc máy in, có thể tiến hành xét nghiệm ADN và cho ra kết quả nhanh hơn mọi hệ thống xét nghiệm ADN hiện đại khác đang dùng hiện nay.
 
Điều quan trọng hơn, nó không yêu cầu người dùng phải có bất cứ kiến thức chuyên môn nào. Tất cả những gì nó yêu cầu là một người nhập mẫu ADN vào và sau đó sẽ tiến hành so sánh mẫu đó với cơ sở dữ liệu ADN. 
 
Mất khoảng 3 phút để người dùng đưa mẫu bệnh phẩm vào hệ thống và bắt đầu phân tích. Kết quả so sánh ADN sẽ có trong gần 2 giờ đồng hồ - thiết bị thậm chí còn có thể phân tích 7 mẫu ADN cùng 1 lúc.
 
Theo Chris Miles, Giám đốc chương trình sinh trắc học của Bộ Nội vụ Mỹ, Chính phủ Mỹ sẽ sớm thử nghiệm chiếc máy này tại các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc với các gia đình người Thái đang tị nạn tại Mỹ. "Có rất nhiều gia đình tuyên bố rằng, họ có quan hệ họ hàng với nhau, nhưng chúng tôi không có cách nào để xác minh", Chris Miles nói.
 
Ông Miles cho biết, các quan chức quản lý nhập cư của Mỹ cũng rất quan tâm đến việc sử dụng chiếc máy này để biết rõ những trẻ em nhập cư vào đất nước có mối liên quan với những người lớn đi cùng, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu người. Cảnh sát Mỹ ở các khu vực Arizona, Florida, và South Carolina đã bắt đầu dùng chiếc máy này.
.

Nguồn: Báo CAND

.