Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201609/vai-bang-nhua-lam-cho-quan-ao-mat-hon-698725/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201609/vai-bang-nhua-lam-cho-quan-ao-mat-hon-698725/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vải bằng nhựa làm cho quần áo mát hơn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 13/09/2016, 15:16 [GMT+7]

Vải bằng nhựa làm cho quần áo mát hơn

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford đã phát triển một loại vải giá rẻ mới làm bằng nhựa sử dụng sự kết hợp của công nghệ nano, lượng tử ánh sáng và hóa học để làm mát cho người mặc theo một cách mới, làm mát hơn gần 3 độ C so với vải bông thông thường.

Cơ chế duy nhất mà vải thông thường có thể làm mát là làm bay hơi, khi người mặc toát mồ hôi, hơi ẩm sẽ được đẩy lên bề mặt để bốc hơi.

Điều này có nghĩa là các loại vải không hạ nhiệt cho người mặc cho đến khi họ thực sự bắt đầu đổ mồ hôi. Một điểm khác là các loại vải tự nhiên và vải tổng hợp chắn tia hồng ngoại, có nghĩa là chúng giữ nhiệt như một bình chân không.

Polyethylene được sử dụng trong mọi thứ từ vật liệu cách điện đển túi gói bánh, thường không được nghĩ tới sử dụng để làm quần áo vì nó có vấn đề trái ngược với vải thông thường. Nhựa trong suốt đối với bức xạ hồng ngoại, nhưng nó không thấm nước và kín gió, nên một chiếc áo làm từ polyethylene sẽ gây khó chịu, giữ mồ hôi đối với người mặc.

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo lại polyethylene để nó vẫn cho phép thoát bức xạ hồng ngoại, đồng thời có thể thoát hơi được, vì vậy nó làm mát được theo cả cách truyền thống và theo cả một cách mới chưa được thử nghiệm trước đó.

Nhóm bắt đầu với một loại polyethylene được dùng trong sản xuất pin, chắn sáng với ánh sáng nhìn thấy, nhưng vẫn đủ trong với bức xạ hồng ngoại. Họ xử lý nó với các hóa chất ôn tính để thay đổi cấu trúc của nhựa để thay vì là một tấm đặc, nó có cấu trúc lỗ rỗng siêu nhỏ cho phép các phân tử hơi nước đi qua, do đó nó thoát hơi được như sợi tự nhiên.

Để làm cho vải nhựa giống vải thường hơn, dai và dày hơn, các nhà nghiên cứu đã biến nó thành ba lớp bằng cách thêm một lớp nhựa thứ hai phân cách với lớp đầu tiên bằng một lưới sợi bông.

Khi so sánh với một mẫu vải bông, hai mẫu vải được đặt vào một bề mặt được thiết kế bắt chước nhiệt da người, vải nhựa mới làm bề mặt da mát hơn 3.6º F (2.7 ° C) so với vải bông.

Nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển thêm màu sắc và kết cấu cho vật liệu để làm cho nó giống vải thông dụng hơn, cũng như tìm cách để sản xuất giá rẻ. Ngoài ra, vải nhựa có thể trở thành cách thức mới để làm mát hoặc làm nóng các đối tượng mà không cần đến nguồn năng lượng bên ngoài.

Một khía cạnh khác của vải nhựa mới là nó có thể giúp tiết kiệm tiền điều hòa không khí khi người mặc không cảm thấy nhu cầu bật máy lạnh.

.

T.H

.