Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201608/26-tinh-se-tat-song-truyen-hinh-analog-vao-ngay-31122016-695029/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201608/26-tinh-se-tat-song-truyen-hinh-analog-vao-ngay-31122016-695029/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
26 tỉnh sẽ tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 22/08/2016, 09:59 [GMT+7]

26 tỉnh sẽ tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016

26 tỉnh thành thuộc giai đoạn 2 tiếp tục bước vào triển khai số hóa truyền hình để có thể ngắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016 tới đây. Trong đó, có 13 tỉnh miền Bắc, 3 tỉnh miền Trung, 3 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và 7 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Vào ngày 15/8/2016 tất cả các kênh truyền hình analog tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. HCM và Cần Thơ đã tắt sóng hoàn toàn. Người dân tại 5 thành phố này và các vùng lân cận có thể dùng đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 hoặc tivi tích hợp DVB-T2 để thu sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 miễn phí, số kênh thu được có thể từ 26 kênh lên đến hơn 70 kênh tùy thuộc vào từng khu vực.

Lộ trình số hóa truyền hinh đã hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 15/8/2016 vừa qua. Ảnh: Việt Hải
Lộ trình số hóa truyền hinh đã hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 15/8/2016 vừa qua. Ảnh: Việt Hải

Việc tắt sóng truyền hình analog tại 4 thành phố lớn vào ngày 15/8/2016 vừa qua đã đánh dấu giai đoạn 1 của lộ trình số hóa truyền hình chính thức hoàn thành.

Theo lộ trình số hóa truyền hình được Chính phủ phê duyệt, tới ngày 31/12/2016 sẽ hoàn thành giai đoạn 2 của lộ trình số hóa. Trong đó, có thêm 26  tỉnh thành thuộc nhóm 2 sẽ ngừng phát sóng truyền hình analog.

Các tỉnh sẽ ngắt sóng truyền hình analog giai đoạn 2 bao gồm:

Miền Bắc (13 tỉnh):  Hà Nội mở rộng(Hà Tây cũ), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ.

Miền Trung (3 tỉnh): Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Đông Nam Bộ (3 tỉnh): Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tây Nam Bộ (7 tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang.

Tuy nhiên hầu hết các tỉnh ở khu vực Nam Bộ và Bắc Bộ đã bị ảnh hưởng khi 4 thành phố ngắt sóng truyền hình analog. Trong giai đoạn 1, Bộ TT&TT đã thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình mặt đất cho 327.324 hộ nghèo, cận nghèo thuộc một phần của 19 tỉnh, thành lân cận với 4 thành phố.

Hiện tại Bộ TT&TT, đang triển khai dự án hỗ trợ cho số hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới phát sinh tại 19 tỉnh lân cận, số lượng khoảng 136.357 hộ trong thời gian tới.

Như vậy, việc triển khai số hóa truyền hình giai đoạn 2 đã được triển khai một phần lớn công việc ngay trong giai đoạn 1, do đó việc triển khai giai đoạn 2 của Đề án số hóa truyền hình sẽ giảm nhẹ khối lượng công việc đi rất nhiều.

Lộ trình số hóa truyền hình theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: theo canthotv
Lộ trình số hóa truyền hình theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: theo canthotv

Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Đề án chính thức khởi động từ ngày 1/4/2014 nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả. Đồng thời, mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình chất lượng cao (HDTV, 3DTV). Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực xã hội; tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp.

Theo Đề án, đến năm 2015, bảo đảm 80% hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55%. Đến năm 2020, phải bảo đảm 100% các hộ gia đình có máy thu hình được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Đến năm 2020, toàn quốc sẽ chuyển từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất. Theo đó, khoảng 8,5 triệu tivi của các gia đình sẽ không thu được tín hiệu nếu không lắp thêm đầu thu hình số mặt đất.

Theo Quyết định của Thủ tướng, việc thực hiện số hóa song song với ngừng phát sóng truyền hình analog mặt đất và chia thành 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 sẽ thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội (cũ), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 5 thành phố này sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng analog, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015. Tuy nhiên, sau đó Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình đã cân nhắc vào điều chỉnh thời hạn tắt sóng truyền hình analog đến ngày 15/8/2016 vừa qua.

+ Giai đoạn 2 sẽ tiến hành số hóa tại 26 tỉnh thuộc nhóm 2, bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiềng Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Dự kiến, các đài sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.

+ Giai đoạn 3 ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 18 tỉnh thuộc nhóm 3, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Thời hạn chót cho việc ngừng phát sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất là trước ngày 31/12/2018.

+ Giai đoạn 4 ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh còn lại thuộc nhóm 4 bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với thời hạn chót là ngày 31/12/2020.

.

Nguồn: ictnews.vn

.