Kinh tế xã hội

'Dấu hiệu nhỏ - hậu quả lớn' mà các bác tài cần phải nhớ

10:26, 21/01/2019 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Giữ một vai trò quan trọng trên xe ô tô thế nên nếu như hệ thống đánh lửa bị hỏng, đồng nghĩa với việc chiếc xe không thể vận hành được. Chính vì vậy, khi sử dụng xe, tài xế nhất định phải chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo.
 
Theo tư vấn của chuyên gia, hệ thống đánh lửa đảm nhận chức năng chính là tạo dòng điện để phóng qua khe hở đánh lửa bugi, đốt cháy nhiên liệu để động cơ có thể đốt cháy hòa khí triệt nhằm tạo công suất lớn nhất và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên các dòng xe ô tô hệ thống đánh lửa ESA khá phổ biến.
 
Trong hệ thống đánh lửa điện tử (ESA), thời điểm đánh lửa sẽ được chức năng ESA của ECU điều khiển thông qua các cảm biến trên xe ô tô hỗ trợ như cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp,... để có thời điểm đánh lửa tối ưu nhất cho động cơ luôn làm việc ở chế độ tốt nhất.
Hệ thống đánh lửa điện tử ESA gồm có các cảm biến khác nhau, ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi.
Hệ thống đánh lửa điện tử ESA gồm có các cảm biến khác nhau, ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, hệ thống đánh lửa này thường bị hư hỏng và nếu tài xế không am hiểu kỹ thuật và kiểm tra thường xuyên cũng như nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo trước khi hư hỏng sẽ vô cùng nguy hiểm.
 
Tia lửa yếu
 
Trong quá trình vận hành ô tô nếu nhận thấy có hiện tượng máy nổ không đều, động cơ yếu và dư xăng, đầu bugi có hiện tượng đóng muội than đen do nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn; tia lửa có màu vàng và nẹt yếu thì chắc chắn hệ thống đánh lửa xe đang gặp sự cố.
 
Hư hỏng bộ chia điện
 
Khi bộ phận chia điện có vấn đề như hao mòn, nứt do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp sẽ gây ảnh hướng rất lớn đến sự hoạt động của bộ phận đánh lửa và động cơ xe. Khi hoạt động lâu ngày bộ chia điện cũng hao mòn và có thể gặp một số vấn đề như nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.
 
Hư hỏng bugi
 
Bugi cũng là bộ phận hỗ trợ hệ thống đánh lửa hoạt động hiệu quả và tối ưu cho động cơ và ngược lại. Khi bộ phận này hư hỏng như bể đầu, bugi bị mòn điện cực, bugi bị chảy điện cực, bugi đánh lửa không đúng tâm, bugi bị bám muội than,... sẽ làm giảm khả năng đánh lửa... Vì thế khi quan sát thấy bugi có những dấu hiệu trên phải nhanh chóng xử lý nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ phận đánh lửa ô tô.
Hệ thống đánh lửa trên xe ô tô cần được chú ý để tránh những hư hại lớn.
Hệ thống đánh lửa trên xe ô tô cần được chú ý để tránh những hư hại lớn.
Đánh lửa không đúng thời điểm khiến động cơ bị nóng
 
Khi động cơ hoạt động mà có hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chế độ không tải nổ không ổn định, xe chạy hao xăng, máy mau nóng, lâu lâu có hiện tượng như nổ ngược,... đó chính là dấu hiệu cho thấy bộ phận đánh lửa không đúng thời điểm (đánh lửa quá sớm) làm piston chưa lên đến đỉnh đã bị sinh công và đẩy xuống gây kích nổ khiến động cơ mau bị nóng, xăng chưa kịp cháy hết vì bị sót và bị thải ra ngoài gây hao xăng.
 
Nguyên nhân của tình trạng trên do đặt delco sai, khe hở má vít quá lớn. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
 
Động cơ không nổ
 
Khi động cơ không nổ có thể do cân lửa sai, vít lửa không mở hoặc bẩn hoặc cũng có thể do lò xo cần tiếp điểm bị gẫy, dây dẫn sơ cấp bị đứt... Hậu quả là nhiên liệu cháy không hết và không sinh ra tia lửa điện. Khi tia lửa yếu sẽ khiến cho việc tiếp xúc kém và việc đóng cắt không đúng.

Nguồn: CAND

Các tin khác