Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201805/huyen-quynh-luu-nang-cao-chat-luong-lao-dong-nghe-bien-796566/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201805/huyen-quynh-luu-nang-cao-chat-luong-lao-dong-nghe-bien-796566/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nâng cao chất lượng lao động nghề biển - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 28/05/2018, 07:40 [GMT+7]
Huyện Quỳnh Lưu

Nâng cao chất lượng lao động nghề biển

(Congannghean.vn)-Trước đây, lao động làm nghề đánh bắt hải sản của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, những năm gần đây, thói quan này đang dần được cải thiện nhờ chương trình đào tạo nghề cho ngư dân.

Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có trên 1.300 phương tiện khai thác hải sản với khoảng 10.000 lao động đi biển
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có trên 1.300 phương tiện khai thác hải sản với khoảng 10.000 lao động đi biển

Sau khi học xong khóa đào tạo thuyền trưởng, mỗi chuyến ra khơi, ngư dân Nguyễn Đình Vui trú tại thôn 12, xã Sơn Hải tự tin hơn vì được trang bị thêm nhiều kỹ năng, kiến thức xử lý các tình huống trên biển. Anh Vui chia sẻ, suốt 25 năm gắn bó với nghề biển, mọi kỹ năng như đánh bắt, vận hành phương tiện khai thác, xử lý khi tàu gặp sự cố…, anh đều dựa vào kinh nghiệm. Năm 2013, anh Vui tham gia lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá. Khóa học đã giúp anh có thêm nhiều kiến thức để áp dụng hiệu quả hơn cho mỗi chuyến ra khơi.

Thực tế cho thấy, các khóa học đào tạo thuyền trưởng, máy trường đã giúp bà con ngư dân trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nâng cao kỹ năng, kỹ thuật đánh bắt, vận hành phương tiện, từng bước phát triển ngành nghề khai thác hải sản. Ngư dân sau khi trải qua đào tạo đã biết làm chủ trang thiết bị hiện đại trên tàu, tiết kiệm chi phí tiêu hao nhiên liệu, kéo dài thời gian đánh bắt trên biển nhờ nắm vững các kỹ thuật bảo quản thủy sản…

Ngư dân Vũ Xuân Trọng trú tại thôn Minh Thành, xã Quỳnh Long cho biết, khi ngư trường đánh bắt được mở rộng, tàu to, máy công suất lớn và các thiết bị hiện đại hơn khiến anh gặp không ít lúng túng. Khi có sự cố, nhiều khi anh cùng các anh em trên tàu không thể xử lý được và phải nhờ các tàu đánh bắt gần tới hỗ trợ. Sau khi tham gia lớp học thuyền trưởng, máy trưởng vào năm 2014, anh và nhiều ngư dân khác được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng nên có thể tự xử lý hầu hết các sự cố trên biển.

Những năm gần đây, nhờ các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho bà con ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, toàn huyện Quỳnh Lưu đã có 52 tàu được triển khai. Các tàu cá đóng mới có trang thiết bị hiện đại nên đòi hỏi ngư dân phải có kinh nghiệm, trình độ để tiếp cận kỹ thuật, máy móc mới.

Anh Đậu Ngọc Minh, thuyền trưởng NA 98968 TS trú tại xã Sơn Hải cho biết: Cùng với việc đóng tàu to máy lớn, ngư lưới cụ hiện đại, đầu năm 2017, anh đầu tư hơn nửa tỉ đồng để mua máy dò ngang Wesmar HD860 công nghệ Mỹ. Đây là thiết bị định vị mục tiêu dưới nước bằng thuỷ âm, có thể phát hiện cá không chỉ ngay dưới đáy tàu mà còn ở tất cả các hướng, các góc xung quanh tàu với bán kính 3.000 m. Tuy nhiên, để sử dụng được máy này, ngoài việc nhờ các chuyên gia tư vấn, anh còn phải tham gia các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng do xã tổ chức. Nhờ được đào tào bài bản nên mỗi chuyến ra khơi, anh đều cảm thấy yên tâm hơn.

Anh Minh chia sẻ thêm: “Do yêu cầu của công việc nên anh em đều tự giác đăng ký học để có thêm kiến thức vận hành máy móc, thiết bị hàng hải hiện đại trên tàu. Tôi nghĩ, trong điều kiện đánh bắt thủy sản ngày càng phát triển thì việc đào tạo nghề cho ngư dân hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp chủ tàu và các lao động tránh được rủi ro mà còn góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên biển”.

Là chủ của 4 đội tàu với gần 50 lao động thường xuyên làm việc trên biển, ông Đậu Văn Minh trú tại thôn Đại Hải, xã Quỳnh Long cho biết, từ khi được triển khai chương trình đào tạo nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên, ông Minh đã tạo điều kiện tối đa cho các lao động hoàn thành khóa học.

“Khi làm việc trên biển, thời tiết bất thường và nhiều tình huống bất ngờ sẽ xảy ra dẫn tới các lao động phải có kỹ năng ứng phó kịp thời. Vì thế, tranh thủ sau mỗi chuyến đi biển, tôi luôn động viên, khuyến khích thuyền viên học tập để nâng cao tay nghề. Thực tế, sau khi được đào tạo, anh em đã nắm vững kiến thức, biết cách xử lý khi gặp sóng gió và vững nghề hơn. Nhiều anh em được nâng cao hiểu biết, xử lý tốt tình huống và đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như lao động làm việc trên tàu”, ông Minh cho biết thêm.

Hiện, toàn huyện Quỳnh Lưu có trên 1.300 phương tiện khai thác hải sản với khoảng 10.000 lao động đi biển. Trong đó, tàu có công suất 90 CV trở lên là 742 tàu, tăng 45% so năm 2010. 100% thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên làm việc trên tàu đều được qua đào tạo và cấp chứng chỉ.

Ông Bùi Xuân Trúc, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu cho biết: Hàng năm, toàn huyện có khoảng 50 thuyền trưởng, máy trưởng và hơn 100 thuyền viên được đào tạo. Trước đây, ngư dân của Quỳnh Lưu chỉ chạy tàu có công suất từ 90 - 350 CV.

“Hiện nay, với chủ trương hiện đại hóa nghề biển, ngư dân đã đầu tư đóng nhiều tàu to máy lớn với các trang thiết bị hiện đại nên bắt buộc trình độ của lao động phải nâng lên, các thuyền viên trên tàu phải có chứng chỉ mới được ra biển khai thác. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi các địa phương, thống kê lại nhu cầu của lao động về tham gia khóa học để phối hợp với các ngành chức năng, các trường, trung tâm sắp xếp tổ chức lớp học phù hợp cho từng đối tượng. Điều này không chỉ giúp lao động hợp thức hóa giấy tờ, các yếu tố pháp lý cần thiết khi ra khơi mà còn giúp họ nắm vững kiến thức, thao tác nghề tốt hơn”, ông Trúc cho biết thêm.

.

Thanh Toàn

.