Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201804/doanh-nghiep-gap-kho-voi-chinh-sach-thue-moi-791057/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201804/doanh-nghiep-gap-kho-voi-chinh-sach-thue-moi-791057/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Doanh nghiệp gặp khó với chính sách thuế mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 22/04/2018, 10:33 [GMT+7]

Doanh nghiệp gặp khó với chính sách thuế mới

(Congannghean.vn)-Từ ngày 1/7/2017, Thông tư số 44/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực về khung thuế tài nguyên mới, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Nghệ An đã lên tiếng vì khung giá quá cao, DN kinh doanh không còn lợi nhuận, dễ rơi vào phá sản.

Thông tư 44/2017/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 khiến doanh nghiệp khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Đức Thắng
Thông tư 44/2017/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 khiến doanh nghiệp khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Đức Thắng

Theo tìm hiểu, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có khoảng gần 300 điểm mỏ phục vụ khai thác khoảng sản, gồm: Đá xây dựng, đá trắng, quặng, sắt, thiếc… Cùng với đó, toàn tỉnh hiện nay có khoảng gần 150 DN tham gia kinh doanh lĩnh vực này, chủ yếu tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai, với mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2017, Thông tư số 44/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính “quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau” có hiệu lực đã khiến các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn Nghệ An hiện nay gặp khó khăn. Với mức áp giá thuế chung theo Thông tư số 44 sẽ khiến cho các DN trên địa bàn có nguy cơ phải đóng cửa vì thuế quá cao. Với cách tính mức thuế mới như vậy, DN cũng sẽ phải bỏ ra số tiền cao gấp 2 - 3 lần để nộp thuế. Đơn cử như hiện nay, giá tính thuế đối với đá hộc xây dựng là 250.000 đồng/m3, nhưng nếu tính thuế theo Thông tư 44 thì DN phải đóng mức thuế 700.000 đồng/m3. Các sản phẩm khác từ khai thác khoáng sản cũng phải áp mức thuế như vậy.

Ông Nguyễn Giang Hoài, Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa Quỳ Hợp cho biết: Với cách áp thuế mới sẽ gây ra nhiều khó khăn cho DN, bởi chi phí khai thác, vận chuyển và giá thành sản phẩm cũng phải “ăn theo” mức đóng thuế mới. Làm như vậy, sản phẩm của DN khó có thể cạnh tranh được trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Trong khi đó, các DN đã phải đóng nhiều khoản như tiền sử dụng thông tin tài liệu địa chất, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, chi phí tái tạo rừng, phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thuế thu nhập, thuế VAT, tiền ký quỹ phục hồi môi trường, thuế xuất khẩu và thuế tài nguyên…

Việc áp dụng cách tính thuế mới còn ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, cạnh tranh thị trường của các DN khi xuất khẩu ra thị trường các nước. Bà Đinh Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Danh cho biết: “Thực tế công ty có 70% sản lượng xuất khẩu, trong nước chỉ có 30%, hiện tại thị trường nước ngoài chúng tôi cũng đang gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong khi đó, thuế tài nguyên ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác (Đài Loan chỉ có 5%, Malaysia 3%, còn Việt Nam 15%) nên đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao, không thể bán được. Như thế thì ngành đá của Việt Nam có nguy cơ mất hẳn thị trường xuất khẩu, không thể cạnh tranh với các nước”.

Ông Lê Tiến Vận, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Hùng ở TX Hoàng Mai cho biết: Hiện nay, với nhiều thông tư, văn bản liên quan đến thuế được thay đổi liên tục khiến DN phải chạy theo rất mất thời gian. Chưa kể, khi có một văn bản liên quan đến thuế mới ra đời, DN lại phải cử người đại diện đi tập huấn mới cập nhật đầy đủ được thông tin liên quan. Đó là chưa kể, nhiều văn bản được Trung ương ban hành nhưng về địa phương, các cơ quan chức năng triển khai rất chậm, thủ tục rườm rà. Qua đây, tôi cũng đề xuất cơ quan thuế cần có văn bản tham mưu cách tính thuế mà Nhà nước nợ tiền DN đã đầu tư xây dựng công trình, thế nhưng lại không được áp mức tính lãi theo cơ chế tín dụng. Điều này xảy ra lâu nay đã gây ra tình trạng mất công bằng đối với các DN. Với tình trạng này, nếu DN không “trường vốn” sẽ khó có thể tồn tại, DN nhỏ thì phá sản do không có vốn tái đầu tư các dự án khác…

Có thể thấy, cách áp giá tính thuế mới theo Thông tư 44 đang là vấn đề gây không ít khó khăn đối với các DN tham gia khai thác khoáng sản trên địa bàn Nghệ An hiện nay. Mặc dù trước đó, vào ngày 16/6/2017, Hội DN nhỏ và vừa huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) và Hội đá trắng Lục Yên (Yên Bái) cũng đã có tờ trình xin Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan có thẩm quyền, xem xét điều chỉnh khung giá, danh mục, mức thu cho phù hợp. Nghĩa là, trước khi Thông tư 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về khung thuế tài nguyên mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Được biết, đối với cách tính thuế theo Thông tư 44/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo Sở KH&ĐT tổng hợp lại các kiến nghị để trình Thủ tướng xem xét.

.

Phan Vân

.