Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201804/phat-trien-kinh-te-tap-the-can-co-chieu-sau-790519/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201804/phat-trien-kinh-te-tap-the-can-co-chieu-sau-790519/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phát triển kinh tế tập thể: Cần có chiều sâu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 19/04/2018, 07:45 [GMT+7]

Phát triển kinh tế tập thể: Cần có chiều sâu

(Congannghean.vn)-Với nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là trong khâu quảng bá tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, hoạt động của loại hình kinh tế tập thể hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cần tập trung xây dựng một số mô hình HTX thật sự nổi trội, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi ích của HTX đối với từng địa phương.

Các sản phẩm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương Sơn, huyện Kỳ Sơn được trưng bày tại Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa 2017 tại Nghệ An
Các sản phẩm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương Sơn, huyện Kỳ Sơn được trưng bày tại Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa 2017 tại Nghệ An - Ảnh: Hoàng Anh

Trong những năm qua, công tác phát triển HTX có những chuyển biến tích cực. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay, tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại hoạt động các hợp tác xã.

Hiện toàn tỉnh có 645 hợp tác xã đang hoạt động ở các lĩnh vực: Nông nghiệp, phi nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân. Năm 2017, khu vực kinh tế tập thể, HTX đóng góp khoảng 6,8% GRDP của tỉnh. Không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương, hoạt động của HTX còn góp phần tạo sự gắn bó giữa chính quyền và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương.

Trong đó, các HTX nông nghiệp với nhiều hình thức liên kết đa dạng đã góp phần hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ. Quá trình mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa và đầu tư phát triển ngành nghề cũng ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tập trung vào các dịch vụ đơn thuần như thủy nông, cung ứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thú y. Thời gian gần đây, xuất hiện thêm một số mô hình mới có hiệu quả cả về mặt KT-XH như: HTX môi trường, HTX chợ, HTX làng nghề nhưng số lượng vẫn còn khá khiêm tốn.

Để thực sự tạo sự đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, thời gian qua, cơ quan chủ quản là Liên minh HTX tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, coi đây là cầu nối thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng... Thông qua đó, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các thành viên nói chung và các HTX, làng nghề cũng như các đơn vị thành viên tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng, chủ lực đến đông đảo người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.

Tại nhiều địa phương miền núi, thời gian qua, việc xây dựng các mô hình kinh tế mang tính sinh kế luôn được gắn với vai trò của HTX. Đơn cử tại huyện Quế Phong, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng, HTX Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp huyện đã biến vùng đất bỏ hoang tại xã Mường Nọc thành khu vực sản xuất rau an toàn. Thông qua mô hình này, đã góp phần tạo chuyển biến về tập quán sản xuất cho nhiều người dân tại địa phương. Hay thông qua hoạt động của HTX Sản xuất và cung ứng các sản phẩm tiêu biểu huyện đã góp phần hình thành cửa hàng thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm mây tre đan, dệt thổ cẩm và các loại dược liệu của đồng bào sản xuất.

Tuy phát huy hiệu quả tích cực song hiện nay, nhiều HTX ở các huyện miền núi chủ yếu là HTX nông nghiệp, hoạt động chủ yếu trên cơ sở góp vốn bằng đất và sức lao động. Trong khi đó, việc lưu động vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và định hướng sản xuất lớn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều HTX cũng cần sự hỗ trợ hơn nữa về cách thức tổ chức, phương thức sản xuất, vấn đề đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo các quyền lợi cho các thành viên HTX. Bởi trên thực tế, vẫn còn nhiều thành viên HTX chưa được tham gia BHXH. Do xuất phát điểm thấp và trình độ còn hạn chế, các HTX vùng miền núi, biên giới cần có cơ chế đặc thù riêng nhằm thu hút thành viên; đồng thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn để đồng bào từng bước thoát nghèo bền vững.

Cũng qua thống kê, hiện, số lượng HTX hoạt động hiệu quả mới chỉ chiếm chưa đến một nửa tổng số HTX. Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần tập trung xây dựng một số mô hình HTX hoạt động thực sự nổi trội để học tập, nhân rộng; tránh tình trạng thành lập các HTX theo phong trào mà cần căn cứ trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi ích HTX đối với từng địa phương. Riêng về các HTX và doanh nghiệp thành viên, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất, cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng cường chuỗi liên kết các thành phần kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bởi đó là những yếu tố cốt lõi, tạo nên hiệu quả và sự lớn mạnh của các HTX trong xu hướng thương mại toàn cầu.       

.

Thùy Dương

.