Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201803/co-phan-hoa-cong-ty-tnhh-mtv-dau-tu-phat-trien-che-nghe-an-cho-den-bao-gio-783802/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201803/co-phan-hoa-cong-ty-tnhh-mtv-dau-tu-phat-trien-che-nghe-an-cho-den-bao-gio-783802/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chờ đến bao giờ? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 07/03/2018, 14:39 [GMT+7]
Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An

Chờ đến bao giờ?

(Congannghean.vn)-Từ năm 2015, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An bắt đầu triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ. Đề án này đã được Tỉnh ủy thông qua, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được, gây khó khăn trong việc ổn định giá cả, bao tiêu sản phẩm và bàn giao đất sản xuất cho người dân.

Chậm cổ phần hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng chè chưa được đảm bảo
Chậm cổ phần hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng chè chưa được đảm bảo

Ông Nguyễn Văn Hùng trú tại thôn Trung Yên, xã Chi Khê, huyện Con Cuông cho biết, cách đây mấy năm, thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, gia đình ông và nhiều hộ dân khác đã chọn cây chè làm cây trồng chủ lực. Đến nay, không riêng gì thôn Trung Yên mà diện tích chè trên địa bàn xã rất lớn, được xem là một trong những cây trồng mũi nhọn của người dân trên địa bàn. Mặc dù vậy, nhà máy chè trên địa bàn huyện không bao tiêu hết sản phẩm cho người dân, giá cả thấp, chủ yếu các tư thương mua nên người dân mong muốn có đầu ra ổn định lâu dài cho cây chè, không để tư thương ép giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hành, trực thuộc Đội Nông nghiệp Kim Long, Xí nghiệp chè Anh Sơn cho rằng, gia đình ông đã vào Công ty chè được gần 30 năm nay, được chia diện tích khoảng 2 ha để trồng chè nhưng quyền lợi không được đảm bảo. “Phần đất này thuộc Công ty chè, chúng tôi đã có 3 thế hệ làm ăn, sinh sống nhưng gần như “cô lập” với địa phương. Khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra, chúng tôi không nhận được hỗ trợ từ địa phương, các hoạt động của địa phương các gia đình thuộc Xí nghiệp chè cũng không được tham gia. Do vậy, chúng tôi rất mong muốn Công ty chè trả lại đất cho địa phương quản lý, để các gia đình yên tâm đầu tư sản xuất, tham gia sinh hoạt với địa phương”, ông Hành chia sẻ.

Tâm nguyện của ông Hùng, ông Hành cũng là mong muốn của hàng trăm hộ dân thuộc 7 xí nghiệp sản xuất của Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An. Trong suốt hàng chục năm qua, mang thân phận là công dân của Công ty chè, các hộ dân này gần như bị cô lập với địa phương, không được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Không những thế, giá cả của sản phẩm làm ra cũng không được bảo hộ, thường xuyên bị tư thương ép giá. Thực trạng này liên quan đến tiến độ cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An, đề án đã được Tỉnh ủy thông qua từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn chưa thực hiện được. Theo đó, UBND tỉnh sẽ chuyển Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An thành công ty cổ phần, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Sau khi cổ phần hóa, công ty sẽ bàn giao lại một phần diện tích đất sản xuất trực thuộc các xí nghiệp chè về cho huyện, xã quản lý. Qua đó, người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yên tâm đầu tư sản xuất và đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Ông Nguyễn Văn Quyết, Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công nghệ KCS, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè Nghệ An cho biết: Nguyên nhân việc cổ phần hóa kéo dài là do địa bàn rộng nên vấn đề cắm mốc và đi thực địa mất nhiều thời gian. Đến nay, Công ty đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, cắm mốc, xác định ranh giới phần đất để trả lại cho địa phương. Theo đó, khoảng hơn 5.000 ha đất sẽ giữ lại để công ty tiếp tục trồng chè và đất sản xuất, số còn lại sẽ được bàn giao lại cho các huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Con Cuông quản lý. Hiện hồ sơ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện để bàn giao cho các huyện.

Trước đó, Đề án cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối đối với 3 công ty TNHH MTV Nông nghiệp, bao gồm Công ty TNHH MTV Cao su cà phê, Công ty TNHH MTV Nông, công nghiệp 3/2 và Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè đã được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy thông qua tại phiên họp thường kỳ ngày 30/8/2017.

Ngày 13/9/2017, Tỉnh ủy cũng đã có Văn bản số 770-TB/TU về việc thông báo kết luận của BTV Tỉnh ủy về việc sắp xếp, chuyển đổi các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó nêu rõ: “Việc thực hiện Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè được thực hiện theo Thông báo số 1599/TB/TU ngày 5/8/2015 của BTV Tỉnh ủy. Trước mắt, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, sau đó có phương án, lộ trình thoái vốn dần, đảm bảo chặt chẽ, ổn định và hiệu quả. Giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng phương án cổ phần hóa các đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, báo cáo BTV Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến”.

Trên cơ sở đó, ngày 19/9/2017, UBND tỉnh đã có Công văn số 1781/UBND-KT về việc sắp xếp, chuyển đổi các công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp, trong đó giao cho Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đến nay, Sở NN&PTNT đang thực hiện các bước tiếp theo để cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Chè theo đúng tiến độ, lộ trình đề ra. Ngoài Công ty chè, 2 công ty khác là Công ty TNHH MTV Cao su cà phê và Công ty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 cũng thực hiện việc cổ phần hóa, bàn giao lại đất cho địa phương quản lý.

.

Thiên Thảo

.