Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201705/tp-vinh-trong-tam-nhin-moi-can-mot-quyet-tam-moi-740224/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201705/tp-vinh-trong-tam-nhin-moi-can-mot-quyet-tam-moi-740224/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
TP Vinh trong tầm nhìn mới: Cần một quyết tâm mới! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 30/05/2017, 08:00 [GMT+7]

TP Vinh trong tầm nhìn mới: Cần một quyết tâm mới!

(Congannghean.vn)-Xây dựng TP Vinh thành đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ không chỉ là nhiệm vụ chính trị của TP Vinh mà còn là nhiệm vụ chính trị trung tâm của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu các nghị quyết và quyết định của Trung ương về phát triển Nghệ An và TP Vinh, cần sự quyết tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của chính người dân.

Những kết quả đáng ghi nhận

Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị xác định: TP Vinh - đô thị loại I, hạt nhân của quá trình đô thị hóa và động lực phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Có thể thấy, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị được coi là yếu tố mở ra cơ hội thay đổi tầm nhìn và tạo động lực mới khi xác định Vinh là đô thị trung tâm - thủ phủ vùng Bắc Trung Bộ; đồng thời, xác định các chức năng phát triển của một trung tâm vùng mà Vinh cần có và đảm nhiệm. Phát triển TP Vinh lên đẳng cấp mới là tạo lập một trung tâm phát triển đóng vai trò đầu tàu phát triển vùng, là tâm điểm hội tụ và lan tỏa phát triển của cả vùng và của Nghệ An.

Còn nhiều việc phải làm để định hình TP Vinh thành trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ
Còn nhiều việc phải làm để định hình TP Vinh thành trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ

Trong thời gian gần đây, Nghệ An nói chung và TP Vinh nói riêng đã có những chuyển động mới về chất trong quá trình phát triển. Hàng loạt dự án lớn, có tầm cỡ đã chọn Nghệ An là “điểm dừng chân” để triển khai, hoạt động và xây dựng thương hiệu. Đó là điểm đáng mừng sau những nỗ lực miệt mài của các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện chiến lược thu hút các nhà đầu tư, từng bước cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Tái thiết Đức, các nhà đầu tư như: Becamex Bình Dương, Tập đoàn Hemaraj, Thái Lan đã có tầm ảnh hưởng lan tỏa trong phát triển hạ tầng cũng như kinh tế - xã hội. Công nghiệp cũng đã có bước phát triển bền vững hơn.

Bên cạnh các ngành sử dụng nhiều lao động, đã chuyển sang phát triển các ngành ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, quan tâm đến bảo vệ môi trường như lĩnh vực linh kiện điện tử, CNTT… Tổng quy mô hệ thống các cơ sở y tế và giáo dục mở rộng và có sự thay đổi về chất. Những chuyển biến về mức sống của người dân đô thị Vinh cũng chứng tỏ “chiếc áo” mà Trung ương dành cho TP Vinh đã bước đầu được định hình rõ.

Kết quả sau 3 năm thực hiện Quyết định số 2239 của Thủ tướng Chính phủ, TP Vinh đã mở rộng địa giới hành chính lên 1,56 lần (từ 67,5 km2 lên 105 km2), dân số đạt 315.000 người. Vinh cũng là 1 trong 2 thành phố - đô thị loại I đầu tiên của cả nước (được công nhận năm 2008). Việc hoàn thành Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 9/9 xã ngoại thành năm 2016 đã tạo đà cho các khu đô thị - nông thôn phát triển kinh tế và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội. Sân bay Vinh được nâng cấp thành sân bay quốc tế, một số khách sạn cao cấp được xây dựng ở TP Vinh, Tổ hợp Đô thị Du lịch biển Cửa Lò khởi sắc, các khu công nghiệp mới được triển khai xây dựng. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, kết cấu khoa học - công nghệ ngày càng được tăng cường. Xét về tổng thể, TP Vinh đã hình thành một số yếu tố trung tâm vùng trên một số ngành, lĩnh vực nhất định.

Phải đổi mới, thay đổi tư duy

Tuy nhiên, đó chỉ mới là sự khởi động ban đầu, chưa có tính hệ thống và chưa tạo sự đột phá mạnh mẽ. TP Vinh mới dừng lại là thủ phủ của tỉnh Nghệ An chứ chưa đạt tới tầm cao phát triển trung tâm vùng. Và Vinh cũng không khác nhiều so với các đô thị cấp tỉnh khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ở giai đoạn 2006 - 2010, đạt khá giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa bền vững, quy mô nền kinh tế có sự gia tăng nhưng chưa tương xứng với vị thế của thành phố và chưa đạt mục tiêu đề ra. Phạm vi ảnh hưởng, mức tộ tác động của một số lĩnh vực vẫn chưa đáng kể và có sức lan tỏa rộng khắp.

Vinh vẫn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng, nhất là FDI do hạn chế về cơ hội liên kết và kết quả kinh doanh/ đầu tư hiệu quả của các doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi khu vực doanh nghiệp địa phương còn non yếu thì vẫn thiếu vắng khu vực doanh nghiệp FDI hữu hiệu. Đó là chưa kể, thành phố vẫn chưa có sản phẩm đặc trưng, mang tầm thương hiệu lớn, định vị đối với du khách.

Có thể thấy, sự phát triển của TP Vinh những năm qua chủ yếu là so với chính mình. Trong khi các thành phố khác trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng đã có những đổi thay, chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt. Bởi nếu tính trong tỉ lệ tăng trưởng chung, Vinh vẫn còn nhiều rào cản, hạn chế và thiếu tính nổi trội.

Nhiều ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “TP Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn, định hướng chiến lược và phát triển” cho rằng: Việc quá gần khu vực phát triển phía Bắc và sự phát triển của 2 Khu kinh tế Vũng Áng và Nghi Sơn khiến Vinh không có nhiều tiềm năng trong việc phát triển khu công nghiệp truyền thống. Đó là chưa kể đến, các trung tâm tài chính ở 2 đầu cầu Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư ở các tỉnh khác.

Vì thế, để phát huy vai trò trung tâm, TP Vinh nên ưu tiên theo hướng trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân lực và cung cấp các dịch vụ cao cấp (y tế chuyên sâu, thương mại, tài chính…) cho vùng Bắc Trung Bộ; đồng thời, cần khuyến khích các cơ sở đào tạo phát triển các chương trình liên kết quốc tế để phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh đó, để giảm bất lợi địa kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Vinh nên tập trung sản xuất mặt hàng chi phí vận chuyển thấp hoặc không đáng kể; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và môi trường sinh thái ươm dưỡng doanh nghiệp, công nghệ để Vinh trở nên hấp dẫn hơn.

Trách nhiệm của TP Vinh trong chiến lược phát triển chung của Nghệ An là rất quan trọng. Điều này đặt ra những áp lực không nhỏ đối với chính quyền địa phương trong xác định tầm nhìn, đổi mới cơ chế và thực hiện quyết liệt các chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Thậm chí là thay đổi tư duy để phù hợp với xu thế phát triển.

Xin trích một ý kiến của TS Trần Kim Hào, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương về định hướng phát triển TP Vinh trong tầm nhìn mới thay cho lời kết: Bất kỳ một dự án, đề tài nào, dù lớn hay nhỏ muốn thành công đều cần có bản lĩnh và trách nhiệm của người đứng đầu. Phát triển TP Vinh thành đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ không phải là một dự án nhỏ, vì vậy cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của người đứng đầu địa phương là rất quan trọng. Đây chính là người đưa ra các ý tưởng chủ đạo, quyết định diện mạo của TP Vinh trong tương lai. Tất nhiên, việc quy hoạch phát triển cần dựa trên nội dung, bản quy hoạch thống nhất, trong đó có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Hiện, Nghệ An có nhiều con em đang hoạt động trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều nhà khoa học, các nhà kinh doanh thành đạt. Đây là nguồn lực, tiềm năng quan trọng và nếu khai thác tốt sẽ là yếu tố rất thuận lợi để xây dựng và thực hiện thành công đề án phát triển TP Vinh thành đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

.

Mai Hậu

.