Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201602/du-lich-tam-linh-tiem-nang-can-duoc-phat-huy-663758/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201602/du-lich-tam-linh-tiem-nang-can-duoc-phat-huy-663758/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Du lịch tâm linh: Tiềm năng cần được phát huy - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 26/02/2016, 09:03 [GMT+7]

Du lịch tâm linh: Tiềm năng cần được phát huy

(Congannghean.vn)-Với một kho tàng văn hoá lịch sử vô giá, giàu tính nhân văn với hệ thống di tích lịch sử phong phú, phong tục tập quán, lễ hội dân gian đặc sắc, điệu hò ví, giặm say đắm lòng người, Nghệ An có tiềm năng phát triển du lịch hiếm nơi nào có được.

Phát triển loại hình du lịch văn hóa lịch sử, trong đó có du lịch tâm linh vừa góp phần phát huy, bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, quê hương, vừa là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng... Tuy nhiên, trong thời gian qua, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, loại hình này cần được các cấp, ban, ngành liên quan quan tâm đầu tư hơn nữa.

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh là cơ sở, mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh trong đời sống tinh thần của con người.

Hoạt động du lịch tâm linh thu hút sự tham gia đông đảo của người dân
Hoạt động du lịch tâm linh thu hút sự tham gia đông đảo của người dân

Du lịch tâm linh thường gắn với yếu tố “thiêng”, vốn không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy mà còn là động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là cách thức để thế hệ hôm nay bày tỏ sự tưởng nhớ và ngưỡng vọng, tri ân với công lao to lớn của các bậc tiền bối. Với những điều kiện khách quan và chủ quan, Nghệ An có đủ cơ sở để phát huy loại hình du lịch liên quan đến tín ngưỡng văn hóa tâm linh…

Cách TP Vinh 20 km về phía Tây là Khu di tích Mai Hắc Đế, huyện Nam Đàn nằm trong quần thể du lịch núi Đụn. Hiện Khu di tích có 3 hạng mục công trình tiêu biểu: Đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.

Đã trở thành thông lệ, những ngày đầu xuân, nhiều người con của Nam Đàn cũng như du khách thập phương lại nô nức tìm về với lễ hội đền Vua Mai để tưởng nhớ công đức của vua Mai Hắc Đế cùng các tướng lĩnh của ông và ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập (từ năm 722 - 726).

Vào những ngày này, quanh khu vực đền Vua Mai, du khách thập phương về trẩy hội kín cả một vùng. Tham gia lễ hội, du khách được tham gia nhiều trò chơi truyền thống, hòa mình vào hội đua thuyền, chọi gà, đu tiên, đấu vật... Ban đêm, du khách sẽ được thưởng thức những loại hình ca hát từ thuở xưa như: Ca trù, ví phường vải, chèo, tuồng, giao duyên...Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, ban, ngành, lễ hội vua Mai đã trở thành nét văn hóa truyền thống thu hút nhiều người dân địa phương và khách thập phương tới tham quan vào mỗi dịp đầu xuân.

Tuy nhiên, không phải địa chỉ văn hóa tâm linh nào cũng có thể thực hiện thành công, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân như lễ hội vua Mai. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.395 di tích đã được phân cấp từ tỉnh xuống xã. Trong đó, có 324 di tích được xếp hạng, 132 di tích cấp quốc gia và 192 di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, theo thời gian, các di tích đã xuống cấp nghiêm trọng.

Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân, việc trùng tu, nâng cấp đang gặp nhiều khó khăn. “Bài toán” thiếu kinh phí khiến các cấp quản lý và nhiều địa phương gặp khó khi xây dựng, phê duyệt đề án tu sửa, nâng cấp di tích lịch sử - danh thắng. Bên cạnh đó, hệ thống các công trình công cộng và đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch vẫn còn yếu và thiếu.

Ngoài các điểm di tích lớn, tập trung đông người, hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo và đáp ứng yêu cầu của du khách còn đa phần vẫn còn tạm bợ và manh mún. Mặt khác, khi du khách muốn tìm hiểu những kiến thức, thông tin liên quan đến các điểm di tích thì phải tự mày mò, cập nhật trên mạng. Lực lượng thuyết minh viên hầu như chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu quá lớn của các đoàn khách thập phương.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 68 thuyết minh viên, tập trung nhiều tại Cụm di tích Kim Liên và Quảng trường Hồ Chí Minh. Còn đa phần, tại các di tích – danh thắng, nhân viên thuộc ban quản lý vẫn đang kiêm nhiệm công tác này. Tuy nhiên, ngay cả tại điểm di tích lớn, nhiệm vụ thuyết minh, giới thiệu cho khách tham quan cũng chỉ được áp dụng khi có các đoàn khách số lượng lớn và đã đăng ký trước.

Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào những yếu tố văn hóa. Do vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, cần được quan tâm, khai thác hiệu quả. Nếu làm tốt công tác này, chúng ta vừa thu hút du khách, vừa có doanh thu, lại có điều kiện giới thiệu nét văn hóa đặc sắc với bạn bè trong nước và quốc tế.

.

Mai Hậu

.