Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201506/qua-5-nam-thuc-hien-nghi-quyet-30a-tao-tien-de-de-phat-trien-kinh-te-o-cac-huyen-ngheo-616096/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201506/qua-5-nam-thuc-hien-nghi-quyet-30a-tao-tien-de-de-phat-trien-kinh-te-o-cac-huyen-ngheo-616096/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tạo tiền đề để phát triển kinh tế ở các huyện nghèo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 17/06/2015, 09:15 [GMT+7]
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 30A

Tạo tiền đề để phát triển kinh tế ở các huyện nghèo

(Congannghean.vn)-Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên toàn quốc theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với các vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện, hỗ trợ người nghèo có cơ hội cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên sớm thoát nghèo nhanh và bền vững.
 
Những kết quả khả quan…
 
Tỉnh ta có 3 huyện nghèo là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong được Nhà nước hỗ trợ đầu tư thông qua Chương trình 30a của Chính phủ. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành trong tỉnh hỗ trợ 3 huyện nghèo  triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình quan trọng này. Tính đến nay, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh và sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng và đoàn thể trong tỉnh đã đạt 2.070,15 tỉ đồng phân bổ cho các địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. 
Người dân xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong trồng mây dự án  từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 30a
Người dân xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong trồng mây dự án từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 30a
Bằng nguồn vốn 30a, từ năm 2009 - 2015, các huyện đã đầu tư 456,38 tỉ đồng để xây dựng 77 công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện lưới…, duy tu bảo dưỡng nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng để phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân. Các huyện nghèo đã tập trung đầu tư thực hiện quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương, hỗ trợ cho 36.384 lượt hộ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Triển khai xây dựng 84 mô hình khuyến nông, khuyến lâm; mở 72 lớp đào tạo dạy nghề cho 2.890 người tham gia, tạo điều kiện cho 1.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng tại các nước khác; bố trí 155 trí thức trẻ tham gia các tổ công tác tại các xã. 
 
Bên cạnh đó, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cũng đã được các địa phương triển khai có hiệu quả. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều đổi thay, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Bình quân mỗi năm, tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong giảm từ 6 - 7%, đạt cao hơn so với mục tiêu tỉ lệ giảm nghèo bình quân theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Thu nhập bình quân đầu người ở các huyện tăng từ 7,8 triệu đồng/người/năm năm 2008 lên 15 triệu đồng/người/năm năm 2014 (bằng 60% so với bình quân chung của cả tỉnh). 
 
Vẫn còn trăn trở
 
Sự hỗ trợ đầu tư một cách toàn diện của Nhà nước và sự chung tay góp sức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt hơn Chương trình 30a. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình này vẫn còn những khó khăn, bởi đây là những địa phương cách xa trung tâm tỉnh, giao thông đi lại còn khó khăn, khí hậu lại khắc nghiệt, thời tiết không thuận lợi cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế, năng lực cán bộ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cán bộ cấp cơ sở.
 
Nguồn vốn của Chương trình cấp cho các địa phương còn thấp so với nhu cầu vốn của đề án giảm nghèo cấp huyện nên chưa giải quyết được các nhu cầu đầu tư của địa phương. Trong đó có trung tâm dạy nghề tại các huyện nghèo không thuộc diện được đầu tư theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đến nay, Nghệ An còn một số huyện chưa bố trí được nguồn vốn để xây dựng trung tâm dạy nghề, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Công tác xuất khẩu lao động ở 3 huyện nghèo vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo chưa đủ mạnh, chưa có thị trường ổn định. Mặt khác, nguyên nhân một phần là do chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đồng thời, cũng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, một số lao động phải về nước trước thời hạn…
 
Do khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên kết quả hỗ trợ của các tổng công ty được phân công giúp đỡ huyện nghèo còn thấp, có công ty còn chưa đến địa bàn để cùng huyện nghèo thực hiện cam kết hỗ trợ.
.

Cao Loan

.