Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/bhyt-ho-gia-dinh-nhieu-kho-khan-can-thao-go-608233/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201505/bhyt-ho-gia-dinh-nhieu-kho-khan-can-thao-go-608233/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
BHYT hộ gia đình: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 15/05/2015, 08:55 [GMT+7]

BHYT hộ gia đình: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

(Congannghean.vn)-“Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) giảm mạnh, trong đó chủ yếu là theo hộ gia đình”, đó là thông điệp được đưa ra tại cuộc họp báo do Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì vào sáng 12/5 vừa qua. So với các địa phương khác trong cả nước, tại Nghệ An, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, số lượng người tham gia BHYT theo hộ gia đình tuy có giảm nhưng không nhiều. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giảm thiểu các thủ tục hành chính thì việc đạt được mục tiêu “BHYT toàn dân” sẽ còn khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm triển khai thực hiện. 

Người dân cần tham gia BHYT để bảo vệ lợi ích của bản thân và gia đình (Trong ảnh: Người dân có tham gia BHYT đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông (TP Vinh))
Người dân cần tham gia BHYT để bảo vệ lợi ích của bản thân và gia đình (Trong ảnh: Người dân có tham gia BHYT đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông (TP Vinh))
Bà Nguyễn Thị Hạnh (47 tuổi) trú tại phường Trường Thi, TP Vinh bị bệnh tiểu đường đã nhiều năm nay. Chi phí thuốc men, khám chữa bệnh hàng tháng so với thu nhập chung của cả gia đình là không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc bà sớm tham gia BHYT đã góp phần san sẻ bớt những gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, không chỉ bà Hạnh phải mua BHYT mà cả gia đình bà cũng đều phải mua, tổng số tiền mà gia đình bà bỏ ra lên đến 1.250.000 đồng/năm. Tuy nhiên, bà Hạnh đã thể hiện quan điểm tích cực trước thay đổi trên. 
 
Bà cho biết: “Chồng tôi bị huyết áp cao, tuổi lại cao nên sức khỏe không đảm bảo. Tuy biết là sẽ tốn kém hơn nhưng lại đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh, nhất là trường hợp phải nằm viện dài ngày. Tôi coi việc tham gia BHYT hộ gia đình là khoản tiền dự trữ cho bản thân và gia đình mình”. Trên thực tế, không phải ai cũng có quan điểm “lúc khỏe mua thẻ để tích lũy cho lúc ốm” như bà Hạnh, bởi từ trước đến nay, đa số người dân đều “lựa chọn ngược”, đến lúc ốm hay ốm nặng mới mua BHYT.
 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, sau hơn 4 tháng đi vào thực hiện đã đạt được một số kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hầu hết các địa phương đều đã có kế hoạch chỉ đạo được ban hành bởi Tỉnh ủy, UBND tỉnh với những mục tiêu, nhiệm vụ được giao đến từng cấp, ngành trong công tác thực hiện và kiểm tra việc thực hiện. BHYT theo hộ gia đình là quy định mới, đảm bảo sự công bằng, hạn chế tình trạng chỉ có người đau ốm mới tham gia BHYT, nhằm chia sẻ trách nhiệm giữa những người tham gia BHYT ngay từ chính gia đình, từ đó góp phần gia tăng tỉ lệ “bao phủ” BHYT một cách bền vững. 
 
Theo số liệu thống kê từ Bảo hiểm xã hội Nghệ An, tính đến hết quý I/2015, toàn tỉnh có 92.732 người mua BHYT, giảm 1.265 người so với cùng kỳ năm 2014. Theo bà Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng phòng Thu, Bảo hiểm xã hội Nghệ An, các trường hợp gặp khó khăn trong việc mua BHYT thường rơi vào những hộ gia đình có đông thành viên, với mức sống trung bình nhưng chưa được hỗ trợ hoàn toàn. Tuy đã được hỗ trợ 70% khi mua BHYT nhưng số lượng tham gia, đăng ký vẫn còn thấp. Ngoài ra, dù đã được giảm 30 - 50% thì một gia đình nếu có 5 người sẽ phải đóng gần 2 triệu đồng/năm, đây là khoản tiền không hề nhỏ so với thu nhập của nhiều gia đình. 
 
Trong khi đó, thời gian đầu triển khai quy định mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nội dung luật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Một số địa phương vẫn thực hiện một cách máy móc, thiếu linh hoạt trong việc bán và cấp thẻ BHYT hộ gia đình. Việc kê khai hộ tịch, tạm trú, tạm vắng gửi lên Bảo hiểm xã hội tỉnh vẫn còn chậm, trong khi các thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian cũng khiến người dân không mấy “mặn mà”. 
 
Hiện nay, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang nghiên cứu phương án thay vì đóng tiền 1 năm thì có thể đóng 3, 6, 9 tháng để giảm gánh nặng cho người dân. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo kế hoạch này, phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp cũng như của chính người dân. Bởi nếu không quản lý chặt chẽ, sẽ dễ dẫn tới tình trạng người dân mua một cách đối phó, gây khó khăn cho việc đạt mục tiêu 75% người dân tham gia BHYT năm 2015 như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề ra.
.

Mai Hậu

.