Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/thuc-pham-ban-bua-vay-nguoi-tieu-dung-557477/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/thuc-pham-ban-bua-vay-nguoi-tieu-dung-557477/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thực phẩm 'bẩn' bủa vây người tiêu dùng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 12/11/2014, 09:02 [GMT+7]

Thực phẩm 'bẩn' bủa vây người tiêu dùng

(Congannghean.vn)-Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, lượng hàng bị phát hiện, thu giữ không đáng kể so với lượng đã tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, tình trạng buôn bán thực phẩm “bẩn” lại càng “nóng” hơn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
Nhiều trường hợp vi phạm
 
Theo báo cáo 8 tháng đầu năm của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An cho biết: Chi cục đã xử lý 79 vụ vi phạm VSATTP, tổng giá trị thu phạt 523.213.000 đồng. Trong đó, phạt hành chính nộp ngân sách Nhà nước 84.975.000 đồng, trị giá hàng tiêu hủy 288.238.000 đồng. Chi cục đã phối hợp với Công an các huyện bắt nhiều vụ vi phạm về VSATTP.
 
Điển hình là: Ngày 24/6/2014, trên QL7A thuộc địa phận xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, Đội Quản lý thị trường số 5 đã kiểm tra xe ôtô vận tải hành khách BKS Lào UN-0369 chạy tuyến Hà Nội - Xiêng Khoảng - Luông Pha Băng, do tài xế Vũ Văn Hòa trú tại phường Thanh Bình, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình điều khiển. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên xe có 18 bì hàng hóa, chủ yếu là da trâu, bò với tổng trọng lượng 1.057 kg. Toàn bộ số hàng hóa trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi hôi thối. Điều này cho thấy, các loại thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm kém chất lượng… nhan nhản khắp nơi trên địa bàn tỉnh cũng như trong nước. Người tiêu dùng luôn phải cảnh giác với các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày.
 
Tại các tuyến đường của TP Vinh, các quán ăn bày bán tràn lan liệu có đảm bảo ATVSTP?
Tại các tuyến đường của TP Vinh, các quán ăn bày bán tràn lan liệu có đảm bảo ATVSTP?
 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan: Do thiếu quyết liệt trong kiểm tra, phát hiện và xử lý của cơ quan chức năng; sự dễ dãi, thiếu hiểu biết của người tiêu dùng…, nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lương tri của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Họ bất chấp tất cả, sẵn sàng dùng nhiều thủ đoạn, miễn là có lợi nhuận tối đa. Trong thời buổi kinh tế thị trường, kiểu làm ăn kiếm lợi, buôn gian bán lận vẫn còn phổ biến. Tâm lý “tiểu nông” vẫn còn chi phối khiến không ít người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, gia đình, còn trách nhiệm với xã hội, cộng đồng thì “sống chết mặc bay”.
 
Thực phẩm “bẩn” vẫn tràn lan vỉa hè
 
Hiện nay, trên các tuyến đường của TP Vinh cũng như các vùng quê trong tỉnh, thực phẩm không đảm bảo ATVSTP được bày bán tràn lan. Trên các vỉa hè, người dân ngang nhiên bày bán các đồ ăn, món nhậu và thản nhiên ăn uống bên cạnh cống nước thải. Người bán dùng tay trần thối tiền rồi lại bốc thức ăn. Những hình ảnh này rất quen thuộc ở các quán ăn vỉa hè trên  đường Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong... của TP Vinh. Điểm chung của các quán này là thực phẩm bắt mắt, giá rẻ. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, thực phẩm bày bán vỉa hè khó biết nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu.
 
Trao đổi với P.V, ông Đào Trọng Dũng, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP Nghệ An cho biết: Một năm, Chi cục thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành đi các bếp ăn tập thể, siêu thị, một số cơ sở chế biến lớn để kiểm tra. Các đoàn thanh tra đã hạn chế đến mức thấp nhất các thực phẩm "bẩn" trên thị trường. Cả tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cộng với việc các thực phẩm "bẩn" không rõ nguồn gốc tuồn về nên để kiểm tra, rà soát được hết là một việc khó khăn đối với các cơ quan chức năng.
 
Để hạn chế, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất ATVSTP, bên cạnh việc tăng cường, hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ người tiêu dùng, cần quan tâm đến khía cạnh văn hoá, đạo đức. Các phương tiện truyền thông cần tăng cường tuyên truyền về ATVSTP, phổ biến các kinh nghiệm lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. Đồng thời, mỗi người dân cũng nên trở thành một người tiêu dùng thông thái, biết lựa chọn thực phẩm an toàn và tẩy chay thực phẩm độc hại.
 
.

Cao Loan