Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/tai-co-cau-khong-chi-dn-ma-con-ca-bo-may-553226/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/tai-co-cau-khong-chi-dn-ma-con-ca-bo-may-553226/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tái cơ cấu: Không chỉ DN mà còn cả bộ máy - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/11/2014, 09:26 [GMT+7]

Tái cơ cấu: Không chỉ DN mà còn cả bộ máy

Tại sao không đặt vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy, trách nhiệm, là câu hỏi được đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) nêu trong phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường về tái cơ cấu nền kinh tế, ngày 1/11.
 
Theo đại biểu, đất nước đang trong quá trình phát triển, vẫn rất cần xây dựng những cây cầu, những sân bay to đẹp hiện đại, tuy nhiên việc đầu tư xây dựng những dự án này sẽ được tiến hành vào thời điểm nào để  hợp lý và hiệu quả?
 
Hoặc đơn cử như trong thực tế, đã từng có công trình văn hóa tiêu tốn ngân sách với mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng hiện chỉ để cho thuê đám cưới, làm phim trường… Hay như khi Bộ trưởng Bộ GTVT mới chỉ xem xét lại thiết kế một vài dự án đã cắt giảm được hơn 3.500 tỷ đồng.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến
 
“Hiện đang có một tâm lý rất phổ biến là bất cứ một công trình, dự án nào dù có cấp bách, chính đáng và mang lại lợi ích cho dân đến đâu, câu hỏi đầu tiên của người dân đặt ra vẫn là phải xem xét lại động cơ của cơ quan đưa ra chủ trương đầu tư khi làm công trình đó”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến chỉ rõ.
 
Một vấn đề khác theo đại biểu Nguyễn Văn Hiến là cần phải rà soát lại các tiêu chuẩn định mức trong đầu tư công. Hàng loạt các câu hỏi của vị đại biểu này đưa ra là tại sao khi có những dự án đã có được mức giá bỏ thầu thấp, nhưng sau đấy Việt Nam vẫn có những con đường đắt nhất thế giới?
 
Bày tỏ quan điểm, nguyện vọng cử tri, đại biểu Nguyễn Văn Hiến cho biết, có doanh nghiệp đặt câu hỏi tại sao Nhà nước đưa ra được vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp, nhưng không thấy ai đặt vấn đề tái cơ cấu bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo.
 
Đại biểu cũng cho rằng, việc tái cơ cấu trách nhiệm của các tổ chức chính trị để phục vụ dân cho tốt hơn cũng là để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế.
 
Tái cơ cấu trách nhiệm để phục vụ dân tốt hơn
 
Nói về đổi mới tổ chức, trong phần phát biểu chiều 1/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhấn mạnh không đổi mới cán bộ không thể đổi mới được nền kinh tế
 
“Các chuyên gia quốc tế nói rằng, nếu đổi mới DNNN mà vẫn để nguyên những cán bộ đã từng sinh ra những DN đó, lãnh đạo DN đó thì hôm nay họ không tự "chặt chân" mình đâu. Phải có người khác đến đổi mới”, Bộ trưởng nói.
 
Làm rõ thêm về kết quả tái cấu trúc nền kinh tế, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhìn nhận, bên cạnh những kết quả chúng ta đã đạt được bước đầu là cơ bản ổn định vĩ mô, vẫn thấy chậm trễ do mong muốn cao hơn; do thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần làm nhanh hơn, tốt hơn.
 
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, có những chỉ số nói lên rằng chúng ta đang phát triển mạnh mẽ nhưng đi sâu vào phân tích cho thấy thực chất chúng ta đang giảm dần tốc độ.
 
Chất lượng, động lực tăng trưởng nền kinh tế đang có vấn đề. Đã đến lúc chúng ta phải đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi thể chế, mọi người dân đều cảm nhận điều này chứ không riêng các đại biểu Quốc hội.
 
Cụ thể như năng suất lao động mặc dù tăng nhưng chậm đi, chi tiêu của nhân tố trung gian, năng suất tổng hợp cũng giảm, chỉ tiêu tiết kiệm so với GDP cũng đang giảm đi.
 
Để thực hiện được khuyến nghị của các tổ chức quốc tế rằng Việt Nam phải đạt tăng trưởng 8-9%/năm thì 40 năm sau chúng ta mới theo kịp được Hàn Quốc hiện nay, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh tiềm năng ở chính con người chứ không phải tài nguyên.
 
Những đất nước không có tiềm năng tài nguyên, chỉ có tiềm năng con người là những đất nước phát triển mạnh mẽ nhất.
 
Cũng trong thảo luận, có đánh giá là địa phương làm chậm, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn: “Tôi không đồng tình với ý kiến này. Đừng trách các đồng chí địa phương. Địa phương phải phụ thuộc vào tư tưởng đổi mới của Chính phủ và của ngành, lĩnh vực, vì đây là thể chế. Còn họ không làm được thể chế”.
 
Bộ trưởng lấy ví dụ với ngành Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đưa ra các đề án để các địa phương làm. Còn địa phương sẽ tổng hợp lại để thực hiện và họ cũng phải xây dựng cho mình lợi thế gì, làm gì tăng lợi thế đó lên.
 
Theo đó, Bộ trưởng đề nghị, cần có sự chỉ đạo tập trung hơn để chúng ta tiếp tục tái cơ cấu. Không phải mục tiêu đặt ra đến 2015 mà phải làm xuyên suốt 5 năm tiếp theo. Nhưng từng nhiệm kỳ phải có đặt mục tiêu cụ thể để đạt được.
 
.

Nguồn: chinhphu.vn