Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201409/buoc-tien-lon-trong-ung-dung-cong-nghe-te-bao-goc-532615/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201409/buoc-tien-lon-trong-ung-dung-cong-nghe-te-bao-goc-532615/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 14/09/2014, 15:31 [GMT+7]

Bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc

(Congannghean.vn)-Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết ngày 12/9, họ vừa tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới dùng tế bào gốc đa năng cảm ứng (gọi tắt là iPS), đối với bệnh nhân có bệnh nghiêm trọng ở mắt. Đây được xem là bước tiến lớn với y học tái tạo.
 
Hãng tin NHK cho biết, thực hiện phẫu thuật là nhóm do ông Takahashi Masayo, của viện nghiên cứu RIKEN ở Kobe, chủ nhiệm.
 
Bệnh nhân là nữ, ở độ tuổi 70, bị thoái hóa hoàng điểm do tuổi cao, khiến thị lực ngày càng giảm. Các nhà nghiên cứu đã thu được một lượng nhỏ tế bào da của bệnh nhân, và chuyển đổi thành tế bào đa năng cảm ứng iPS.
 
Đây là tế bào có khả năng tạo được mọi loại mô trên cơ thể người. Sau đó, nhóm biến đổi mô này thành mô võng mạc, rồi phẫu thuật cấy mô này thay thế mô võng mạc đã bị hỏng của bệnh nhân.
 
Ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng iPS đối với người được xem là bước tiến lớn của y học tái tạo, một liệu pháp nhằm khôi phục các cơ quan và tế bào bị bệnh.
 
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, phát biểu tại cuộc họp báo ở Kobe, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, bà Masayo Takahashi tuyên bố cuộc phẫu thuật đã thành công và hy vọng đây sẽ là một bước tiến đáng kể trong y học.
 
Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành phẫu thuật cho 6 bệnh nhân và có thể sẽ phải mất khoảng 1 năm để xác định độ an toàn và những tác động của phẫu thuật cấy ghép.
 
Trước ca phẫu thuật, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh học phát triển Riken đã lần đầu tiên tạo ra các tế bào iPS bằng cách đưa các gen điều khiển vào tế bào da lấy từ cơ thể bệnh nhân. Sau đó, nhóm này đã tạo ra một lớp biểu mô sắc tố - lớp bảo vệ trong võng mạc, bằng cách phát triển tế bào iPS thành các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
 
Trong cuộc phẫu thuật kéo dài 2 tiếng tại bệnh viện, võng mạc đã được cấy ghép vào mắt bệnh nhân sau khi cắt bỏ các màng bất thường trong mô võng mạc của nữ bệnh nhân này.
 
Sau phẫu thuật, không có điều gì nghiêm trọng hay tổn hại nào xảy ra đối với bệnh nhân, cụ thể như hiện tượng mất máu. Nếu không có gì thay đổi, bệnh nhân có thể sẽ ra viện trong vòng 3 đến 7 ngày tới.
 
Những người mắc chứng bệnh thoái hoá điểm vàng ướt thường phải trải qua tình trạng suy giảm hoặc biến đổi thị lực hay tổn hại võng mạc do tình trạng tăng sinh mạch máu bất thường. Ở Nhật Bản, khoảng 700.000 người được cho là đang chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh này và Bộ Y tế nước này coi đây là một căn bệnh khó chữa.
.

Nguồn: Chinhphu.vn