Hiện nay, tại một số địa phương, nhiều hộ nông dân đã cùng liên kết để đẩy mạnh sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng bằng việc ứng dụng các khoa học ký thuật cũng như quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap… qua đó, tạo được đầu ra và thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nhiều nông sản được người dân trồng, và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên do thiếu quy hoạch, tự phát, chất lượng không cao nên phần lớn các nông sản này khó tìm được đầu ra.
Ông Trần Anh Hoàng, Giám đốc Công ty CP Linh Anh, một đơn vị chuyên phân phối các mặt hàng nông sản cho biết, hiện nay, việc phân phối hàng hóa vào các hệ thống siêu thị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một thí dụ dễ thấy là ngay từ đầu vụ thu hoạch, DN đặt hàng với các hộ dân, tuy nhiên do các hộ nông dân trồng chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn đặt ra hoặc do ảnh hưởng của thời tiết tới mùa vụ, nên khi DN thu mua và nhập vào các hệ thống phân phối lớn cũng như xuất khẩu thì bị vướng do hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Có trường hợp khi DN không tìm được đầu ra nên đành bỏ tiền đặt cọc. Đây cũng là vướng mắc của nhiều DN trong lĩnh vực phân phối và xuất khẩu nông sản.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc SaiGon Co.op, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam cho biết, để đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, vấn đề chất lượng hàng hóa được các hệ thống kiểm tra chặt chẽ. Hiện nay, một số DN của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu chất lượng đầu vào, nhưng quy trình sau đó để kiểm soát chất lượng ổn định cũng chưa được chặt chẽ lắm. Ví dụ như hàng mẫu chào VietGap, nhưng khi trong quá trình kinh doanh, chất lượng sản phẩm đôi lúc không ổn định, không đảm bảo như hàng mẫu đã chào với các kênh phân phối.
Đại diện của các nhà phân phối lớn đang hoạt động tại Việt Nam như Metro, Big C… cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với các nhà cung ứng Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà phân phối này cũng nhấn mạnh, nông sản, đặc biệt là các mặt hàng như rau, củ, quả… cần phải đạt được các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn cao như VietGAP, Global Gap…
Gần đây tại Bình Thuận, tình hình thanh long rớt giá, chỉ còn vài nghìn đồng/kg được nhiều chuyên gia trong nước phân tích là do mấy năm trước, việc kinh doanh thanh long thuận lợi nên diện tích trồng loại cây này ngày một tăng theo hướng tự phát, và thị trường xuất khẩu chủ yếu là sang Trung Quốc. Nhưng khi thị trường này “ có vấn đề” thì đầu ra cho trái thanh long tại Bình Thuận gặp khó. Hơn nữa do chất lượng sản phẩm không cao, chưa đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng như VietGap, Global Gap…nên khó vào được các hệ thống siêu thị trong nước, cũng như các thị trường xuất khẩu khó tính
Hiện nay, tại một số địa phương, nhiều hộ nông dân đã cùng liên kết với nhau thành các tổ hợp tác để đẩy mạnh sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng bằng việc ứng dụng các khoa học ký thuật cũng như quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap… qua đó, tạo được thu nhập ổn định.
Chia sẻ với PV, ông Điệp cho biết, VietGap giống như “visa” thông hành cho trái thanh long có thể xuất khẩu đi nhiều nước, nhờ đó không bị lệ thuộc vào một thị trường. Hiện nay, chưa vào vụ nhưng công ty của ông đã có đơn hàng xuất khẩu thanh long qua Ấn Độ với số lượng lớn. Tại Tổ hợp tác thanh long Lương Phú, ngoài diện tích đạt tiêu chuẩn VietGap, diện tích còn lại cũng được các hộ nông dân trồng theo hướng VietGap, như ghi sổ theo dõi, được tổ hợp tác phân phối thuốc và phân bón theo tiêu chuẩn tốt, nhờ vậy lợi nhuận đạt được khoảng 300 triệu đồng/ha/1năm.