Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/nhin-nhan-tac-dong-kep-cua-ty-gia-511765/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/nhin-nhan-tac-dong-kep-cua-ty-gia-511765/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhìn nhận tác động "kép" của tỷ giá - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 21/07/2014, 16:18 [GMT+7]

Nhìn nhận tác động "kép" của tỷ giá

Tỷ giá VND/USD vừa chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng lại tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế - có thể gọi chung là tác động “kép”.
 
Các chỉ số thống kê cho thấy tốc độ tăng giá USD, giá tiêu dùng, giá vàng từ năm 2008 đến nay như sau: 
 
Diễn biến tỷ giá VND/USD từ năm 2008 đến nay được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là từ 2008 đến 2011. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tỷ giá khá cao, lên đến 6,91%/năm, trong đó năm 2009 tăng tới 9,17%, năm 2010 tăng 7,63%. Giai đoạn thứ hai từ 2012 đến nay, tốc độ tăng tỷ giá khá thấp, chưa đến 0,47%/năm.
 
Tỷ giá VND/USD chịu tác động của nhiều yếu tố và có tác động đến nhiều mặt- có thể gọi chung là tác động kép.
Tốc độ tăng giá USD, giá vàng và tăng CPI bình quân từ 2008 đến nay (%). Nguồn số liệu: TCTK
Tốc độ tăng giá USD, giá vàng và tăng CPI bình quân từ 2008 đến nay (%). Nguồn số liệu: TCTK
Tỷ giá chịu tác động của nhiều yếu tố, trước tiên là tốc độ tăng/giảm của giá xuất nhập khẩu. Năm 2011, giá xuất khẩu tăng 19,62%, giá nhập khẩu tăng 20,18%, đã góp phần “kéo” tỷ giá VND/USD tăng 8,47%. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, giá xuất nhập khẩu đã giảm xuống. Năm 2012, giá xuất khẩu giảm 0,54%, giá nhập khẩu giảm 0,33%, đã góp phần làm cho tỷ giá VND/USD tăng thấp (0,18%). Tương tự, năm 2013, giá xuất khẩu giảm 2,41%, giá nhập khẩu giảm 2,36%, tỷ giá tăng (0,66%). Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá xuất khẩu tăng 1,1%, giá nhập khẩu giảm 2,31%, tỷ giá tăng (0,57%).
 
Yếu tố thứ hai là lạm phát ở trong nước. CPI và giá vàng trong thời kỳ năm 2008-2011 tăng cao (CPI tăng 14,41%/năm và giá vàng tăng 31,7%/năm) đã góp phần làm cho tỷ giá trong thời kỳ này tăng khá cao (6,91%/năm), nhưng từ 2012 đến nay thì ngược lại.
 
Yếu tố thứ ba là cán cân tổng thể và động thái mua ngoại tệ của NHNN. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, cán cân tổng thể của Việt Nam năm từ 2004-2012 liên tục thặng dư (trừ năm 2009 thâm hụt 2,5 tỷ USD), trong đó năm 2012 thặng dư 10 tỷ USD); năm 2013 và đầu năm 2014 tiếp tục thặng dư lớn.
 
Diễn biến trên đã tạo điều kiện cho NHNN đưa dự trữ ngoại hối (đến nay đạt khoảng 35 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay). Cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện, lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn đạt khá, nhất là thực hiện FDI (từ năm 2008 đến nay đạt gần 11 tỷ USD/năm); ODA (từ năm 2009 đến nay đạt 3,65 tỷ USD/năm; kiều hối (từ 2011 đến nay đạt 10,167 tỷ USD/năm); xuất khẩu dịch vụ du lịch (chi tiêu của khách quốc tế, từ 2011 đến nay đạt 6,7 tỷ USD/năm).
 
Việt Nam đã chuyển từ nhập siêu lớn (thời kỳ 2007-2011 lên đến 13,5 tỷ USD/năm) sang xuất siêu (từ năm 2012 với 749 triệu USD; năm 2013 là 9 triệu USD; 6 tháng 2014 là 1,51 tỷ USD)...
 
Yếu tố thứ tư là tâm lý của các chủ thể trên thị trường đã giảm thiểu tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng lòng tin vào đồng tiền quốc gia. 
 
Yếu tố thứ năm là mục tiêu của chính sách điều hành tỷ giá của Nhà nước (khi cần khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu) và phương thức điều hành (“giật cục” khoảng 6 tháng một lần vừa tăng cao tỷ giá, vừa mở rộng biên độ giao dịch hay linh động tăng nhẹ dần dần tỷ giá giao dịch) để tránh đầu tư đón đầu.
 
Tỷ giá tăng/giảm tác động đến nhiều mặt. Tỷ giá là giá mua/bán hàng hóa xuất/nhập khẩu (còn được gọi là tỷ giá thương mại hàng hóa tính bằng cách chia chỉ số giá xuất khẩu cho chỉ số giá nhập khẩu) sẽ tác động đến xuất, nhập khẩu. Tỷ giá thương mại năm 2011 giảm 0,46%, năm 2012 giảm 0,22%, năm 2013 giảm 0,06% đã góp phần làm lợi cho xuất khẩu, nhưng 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao, lên tới 3,4%, sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu.
 
Tỷ giá tăng/giảm làm xuất hiện động thái bán/mua ngoại tệ trên thị trường của NHNN. Khi tỷ giá tăng nóng, NHNN sẽ bán ngoại tệ để can thiệp nhằm hạn chế đầu cơ lũng đoạn. Khi tỷ giá giảm, thậm chí có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy mạnh mua vào.
 
Nhưng để tránh gây ra lạm phát khi đưa tiền đồng ra mua ngoại tệ, NHNN phải có biện pháp trung hòa để hút tiền đồng về. Do vậy có thể nói, khi lạm phát thấp, tỷ giá giảm hoặc tăng thấp thì đó là thời cơ để NHNN mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, tỷ giá tăng/giảm có thể sẽ xuất hiện việc mua bán có tính đầu tư, đầu cơ.
 
Tỷ giá tăng/giảm tác động đến lạm phát, bởi nó làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng VND đắt lên hay giảm đi, làm phát sinh nhập khẩu lạm phát (nếu thế giới lạm phát), làm lạm phát tăng/giảm do yếu tố chi phí đẩy. Tỷ giá tăng/giảm sẽ làm cho nợ/trả nợ tính bằng VND tăng hoặc giảm.
 
Tỷ giá không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị vì có liên quan đến lòng tin đồng tiền quốc gia, lòng tin vào sự điều hành vĩ mô...
.

Nguồn: Chinhphu.vn