Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/mot-so-chu-truong-chinh-sach-lon-thuc-day-nen-kinh-te-phat-trien-nhanh-va-ben-vung-508262/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201407/mot-so-chu-truong-chinh-sach-lon-thuc-day-nen-kinh-te-phat-trien-nhanh-va-ben-vung-508262/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 12/07/2014, 08:39 [GMT+7]

Một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những
nhiệm vụ cơ bản trong Chương trình hành động. Ảnh: Hoàng Dũng

Chương trình hành động này được xây dựng trên cơ sở rà soát, cập nhật, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ mới nhằm thực hiện các mục tiêu:

Tiếp tục thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa X trong bối cảnh nước ta đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 trong đó trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế xã hội gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế, thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế.

Cùng với đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục nâng cao vị thế của việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Thứ ba, phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường.

Thứ tư, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ năm, bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.

Thứ sáu, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực.

Thứ bảy, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá.

Thứ tám, củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

Trên cơ sở những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình, trên cơ sở đó, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm. Đối với những nhiệm vụ không phải triển khai theo các đề án, chương trình, cần tổ chức triển khai ngay để bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động

.

Nguồn: dangcongsan.vn